Quy định về việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định CPTPP được quy định như thế nào?

Quy định về việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định CPTPP được quy định như thế nào? Trường hợp kiểm tra, xác minh thực tế tại cơ sở sản xuất, văn bản phải làm gì?

Nội dung chính

    Quy định về việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định CPTPP được quy định như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 27 Thông tư 03/2019/TT-BCT (có hiệu lực từ ngày 08/03/2019) thì:

    1. Cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên nhập khẩu tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu bằng các hình thức sau:

    a) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu cung cấp thông tin về xuất xứ hàng hóa;

    b) Yêu cầu nhà nhập khẩu cung cấp thông tin về xuất xứ hàng hóa;

    c) Yêu cầu nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất hàng hóa cung cấp thông tin về xuất xứ hàng hóa;

    d) Kiểm tra, xác minh thực tế cơ sở sản xuất của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất hàng hóa;

    đ) Các hình thức khác so với quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều này được thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên nhập khẩu và Nước thành viên có trụ sở của nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu.

    2. Khi tiến hành kiểm tra, xác minh, cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên nhập khẩu trực tiếp tiếp nhận thông tin từ cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu, nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất.

    3. Văn bản đề nghị cung cấp thông tin hoặc kiểm tra, xác minh thực tế tại cơ sở sản xuất theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều này phải thể hiện bằng tiếng Anh hoặc bằng ngôn ngữ chính thức của Nước thành viên được đề nghị cung cấp. Văn bản đề nghị bao gồm:

    a) Thông tin đầy đủ của các tổ chức, cơ quan Chính phủ;

    b) Nêu rõ lý do, bao gồm cả các vấn đề cụ thể mà Nước thành viên đề nghị muốn làm rõ, giải quyết trong quá trình kiểm tra, xác minh;

    c) Đầy đủ thông tin để xác định hàng hóa thuộc diện kiểm tra, xác minh;

    d) 1 bản sao tài liệu, chứng từ liên quan đã được nộp cho lô hàng, kể cả chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

    đ) Trường hợp kiểm tra, xác minh thực tế tại cơ sở sản xuất, văn bản phải nêu rõ thời gian dự kiến, địa điểm, mục đích kiểm tra xác minh và việc kiểm tra phải được sự đồng ý của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất.

    4. Trường hợp Nước thành viên nhập khẩu đề nghị kiểm tra, xác minh theo quy định tại điểm c hoặc điểm d khoản 1 Điều này, cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên nhập khẩu phải thông báo cho nhà nhập khẩu về việc kiểm tra, xác minh.

    5. Trường hợp kiểm tra, xác minh theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều này, cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên nhập khẩu phải:

    a) Đảm bảo văn bản đề nghị cung cấp thông tin hoặc chứng từ được rà soát trong quá trình kiểm tra, xác minh thực tế giới hạn trong phạm vi thông tin và chứng từ nhằm mục đích kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa;

    b) Mô tả đầy đủ chi tiết thông tin hoặc chứng từ để nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất xác định thông tin và chứng từ cần thiết để phản hồi;

    c) Cho phép nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất cung cấp thông tin ít nhất 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c hoặc điểm d khoản 1 Điều này;

    d) Cho phép nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất đồng ý hoặc từ chối đề nghị kiểm tra, xác minh thực tế trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này; và

    đ) Đưa ra quyết định sau khi kiểm tra, xác minh nhanh nhất có thể và chậm nhất 90 ngày sau khi nhận được thông tin cần thiết bao gồm bất kỳ thông tin nào nhận được theo quy định tại khoản 8 Điều này và chậm nhất 365 ngày sau ngày đề nghị cung cấp thông tin lần đầu tiên hoặc đề nghị khác theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trong một số trường hợp đặc biệt như thông tin, kỹ thuật có liên quan rất phức tạp, Nước thành viên có thể kéo dài thời hạn 365 ngày theo quy định pháp luật của nước đó.

    6. Trường hợp Nước thành viên nhập khẩu đề nghị kiểm tra, xác minh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này:

    a) Nước thành viên nhập khẩu theo quy định và pháp luật của mình thông báo cho Nước thành viên nơi nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất có trụ sở và quy định của Nước thành viên nhập khẩu. Cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên nhập khẩu quyết định hình thức và thời gian thông báo cho Nước thành viên nơi mà nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất có trụ sở về việc thực hiện kiểm tra, xác minh.

    b) Nước thành viên nơi nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất có trụ sở có thể, nếu thấy cần thiết và phù hợp với pháp luật của mình, có thể hỗ trợ quá trình kiểm tra, xác minh theo đề nghị của Nước thành viên nhập khẩu. Việc hỗ trợ này có thể bao gồm việc cung cấp đầu mối liên lạc cho việc kiểm tra, xác minh, thu thập thông tin từ nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất, cho Nước thành viên nhập khẩu hoặc các hoạt động khác để Nước thành viên nhập khẩu có thể đưa ra quyết định về xuất xứ của hàng hóa. Nước thành viên nhập khẩu không từ chối yêu cầu được hưởng ưu đãi thuế quan chỉ với lý do Nước thành viên nơi nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất có trụ sở không hỗ trợ việc kiểm tra, xác minh.

    7. Trước khi ra quyết định bằng văn bản, cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên nhập khẩu phải thông báo kết quả kiểm tra xác minh cho cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu, nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất đã trực tiếp cung cấp thông tin. Nước thành viên nhập khẩu sẽ cho phép cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu, nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất ít nhất 30 ngày để bổ sung thông tin liên quan đến xuất xứ hàng hóa trước khi từ chối cho hưởng ưu đãi thuế quan.

    8. Nước thành viên nhập khẩu phải:

    a) Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu kết luận về xuất xứ hàng hóa, trong đó nêu rõ cơ sở đưa ra kết luận;

    b) Thông báo cho nhà nhập khẩu văn bản kết luận về xuất xứ hàng hóa, trong đó nêu rõ cơ sở đưa ra kết luận;

    c) Thông báo cho nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất đã cung cấp thông tin kết luận về xuất xứ hàng hóa, trong đó nêu rõ cơ sở đưa ra kết luận.

    9. Trường hợp kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa giống hệt nhau mà cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên nhập khẩu phát hiện chuỗi hành vi của nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất về việc giả mạo hoặc không hợp tác trong quá trình kiểm tra, xác minh xuất xứ, Nước thành viên đó có thể dùng cho hưởng ưu đãi thuế quan đối với hàng hóa giống hệt nhau đó. “Hàng hóa giống hệt nhau” là hàng hóa giống nhau ở tất cả các khía cạnh liên quan tới quy tắc xuất xứ.

    Trên đây là nội dung quy định về việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định CPTPP. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 03/2019/TT-BCT.

    Trân trọng!

    14