Quy định về sửa đổi, bổ sung quyết định thi hành án khi bản án có sự thay đổi như thế nào?

Sửa đổi, bổ sung quyết định thi hành án khi bản án có sự thay đổi được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Quy định về sửa đổi, bổ sung quyết định thi hành án khi bản án có sự thay đổi như thế nào?

    Theo Điều 268 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì:

    Sau khi tuyên án xong thì không được sửa chữa, bổ sung bản án, trừ trường hợp phát hiện lỗi rõ ràng về chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc tính toán sai.

    Trường hợp cần sửa chữa, bổ sung bản án theo quy định tại khoản 1 Điều này thì Thẩm phán phối hợp với các Hội thẩm nhân dân là thành viên Hội đồng xét xử đã tuyên bản án đó phải ra quyết định sửa chữa, bổ sung bản án và gửi ngay cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, Viện kiểm sát cùng cấp và cơ quan thi hành án dân sự nếu bản án đã được gửi cho cơ quan thi hành án dân sự.

    Trường hợp Thẩm phán đã xét xử vụ án đó không còn đảm nhiệm chức vụ Thẩm phán tại Tòa án đã ra bản án đó thì Chánh án Tòa án thực hiện việc sửa chữa, bổ sung bản án.

    Như vậy, việc Tòa án có thông báo sửa chữa, bổ sung bản án đã có hiệu lực pháp luật do có sai sót, làm thay đổi nội dung vụ việc là không phù hợp với pháp luật. Cơ quan thi hành án đề nghị Tòa án xem xét lại việc bổ sung bản án đó. Nếu bản án bị kháng nghị và xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì tùy từng trường hợp cụ thể việc thi hành án bị đình chỉ (nếu có quyết định đình chỉ thi hành án và việc thi hành án kết thúc thi hành án đối với bản án cũ) hoặc cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án và thụ lý việc thi hành án đối với bản án, quyết định mới theo quy định tại Điều 135, Điều 136 Luật Thi hành án dân sự 2008.

    Trong trường hợp Tòa án có thông báo sửa chữa, bổ sung bản án đúng quy định của pháp luật, thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án căn cứ khoản 2 Điều 37 Luật Thi hành án dân sự 2008 ra quyết định sửa đổi, bổ sung quyết định thi hành án. Trường hợp này, vụ việc thi hành án đã được thụ lý, việc ra quyết định sửa đổi, bổ sung không làm thay đổi nội dụng vụ việc thi hành án, nên không tính thành một việc thi hành án mới, nhưng cần ghi vào Sổ thụ lý để thuận lợi cho việc theo dõi, kiểm tra và tổ chức việc thi hành án.

    Trên đây là tư vấn về sửa đổi, bổ sung quyết định thi hành án khi bản án có sự thay đổi.

    6