Quy định về đánh giá chương trình, dự án đầu tư công năm 2025 như thế nào?

Chuyên viên pháp lý: Trần Thị Mộng Nhi
Tham vấn bởi Luật sư: Phạm Thanh Hữu
Quy định về đánh giá chương trình, dự án đầu tư công năm 2025 như thế nào? Nội dung đánh giá tác động của chương trình, dự án đầu tư công bao gồm những gì?

Nội dung chính

Quy định về đánh giá chương trình, dự án đầu tư công năm 2025 như thế nào?

Quy định về đánh giá chương trình, dự án đầu tư công năm 2025 như thế nào? được căn cứ tại Điều 76 Luật Đầu tư công 2024 như sau:

(1) Đánh giá chương trình, dự án bao gồm đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn, đánh giá kết thúc, đánh giá tác động và đánh giá đột xuất.

(2). Đối với chương trình đầu tư công, phải thực hiện đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn, đánh giá kết thúc và đánh giá tác động.

(3) Đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A phải thực hiện đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kỳ, đánh giá kết thúc và đánh giá tác động.

(4) Đối với dự án nhóm B, nhóm C phải thực hiện đánh giá kết thúc và đánh giá tác động.

(5) Ngoài quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 76 Luật Đầu tư công 2024, cơ quan chủ quản, người có thẩm quyền quyết định đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công quyết định thực hiện đánh giá khác quy định tại khoản 1 Điều 76 Luật Đầu tư công 2024 khi cần thiết.

Trên đây là quy định về đánh giá chương trình, dự án đầu tư công năm 2025.

Quy định về đánh giá chương trình, dự án đầu tư công năm 2025 như thế nào?

Quy định về đánh giá chương trình, dự án đầu tư công năm 2025 như thế nào? (Hình từ Internet)

Nội dung đánh giá tác động của chương trình, dự án đầu tư công bao gồm những gì?

Theo quy định tại Điều 77 Luật Đầu tư công 2024 như sau:

Điều 77. Nội dung đánh giá chương trình, dự án
1. Nội dung đánh giá ban đầu bao gồm:
a) Công tác chuẩn bị, tổ chức, huy động các nguồn lực để thực hiện chương trình, dự án bảo đảm đúng mục tiêu, tiến độ đã được phê duyệt;
b) Những vướng mắc, phát sinh mới xuất hiện so với thời điểm phê duyệt chương trình, dự án;
c) Đề xuất các biện pháp giải quyết các vấn đề vướng mắc, phát sinh phù hợp với điều kiện thực tế.
2. Nội dung đánh giá giữa kỳ hoặc đánh giá giai đoạn bao gồm:
a) Sự phù hợp của kết quả thực hiện chương trình, dự án so với mục tiêu đầu tư;
b) Mức độ hoàn thành khối lượng công việc đến thời điểm đánh giá so với kế hoạch được phê duyệt;
c) Đề xuất các giải pháp cần thiết, kể cả việc điều chỉnh chương trình, dự án.
3. Nội dung đánh giá kết thúc bao gồm:
a) Quá trình thực hiện chương trình, dự án: hoạt động quản lý thực hiện chương trình, dự án; kết quả thực hiện các mục tiêu của chương trình, dự án; các nguồn lực đã huy động; các lợi ích do chương trình, dự án mang lại cho những đối tượng thụ hưởng; các tác động, tính bền vững của chương trình, dự án;
b) Bài học rút ra sau quá trình thực hiện chương trình, dự án và đề xuất các khuyến nghị cần thiết; trách nhiệm của tổ chức tư vấn, cơ quan chủ quản, chủ chương trình, chủ đầu tư, người có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
4. Nội dung đánh giá tác động của chương trình, dự án bao gồm:
a) Thực trạng kinh tế - kỹ thuật vận hành;
b) Tác động kinh tế - xã hội;
c) Tác động môi trường, sinh thái;
d) Tính bền vững của dự án;
đ) Bài học rút ra từ chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, thực hiện, vận hành chương trình, dự án; trách nhiệm của tổ chức tư vấn, cơ quan chủ quản, chủ chương trình, chủ đầu tư, người có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
[...]

Như vậy, nội dung đánh giá tác động của chương trình, dự án đầu tư công bao gồm:

- Thực trạng kinh tế - kỹ thuật vận hành;

- Tác động kinh tế - xã hội;

- Tác động môi trường, sinh thái;

- Tính bền vững của dự án;

- Bài học rút ra từ chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, thực hiện, vận hành chương trình, dự án; trách nhiệm của tổ chức tư vấn, cơ quan chủ quản, chủ chương trình, chủ đầu tư, người có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Trình tự, thủ tục, quy trình giám sát đầu tư của cộng đồng như thế nào?

Tại Điều 79 Luật Đầu tư công 2024 quy định trình tự, thủ tục, quy trình giám sát đầu tư của cộng đồng như sau:

(1) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan liên quan thực hiện các nội dung sau đây:

- Lập kế hoạch giám sát đầu tư của cộng đồng đối với chương trình, dự án hằng năm trên địa bàn theo các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 78 Luật Đầu tư công 2024;

- Thành lập Ban giám sát đầu tư của cộng đồng cho từng chương trình, dự án;

- Thông báo cho chủ chương trình, chủ đầu tư và Ban quản lý chương trình, dự án về kế hoạch giám sát và thành phần Ban giám sát đầu tư của cộng đồng chậm nhất 45 ngày trước ngày thực hiện.

(2) Chủ chương trình, chủ đầu tư và Ban quản lý chương trình, dự án có trách nhiệm:

- Cung cấp đầy đủ, trung thực, kịp thời tài liệu liên quan đến việc triển khai thực hiện chương trình, dự án quy định tại khoản 2 Điều 78 Luật Đầu tư công 2024 cho Ban giám sát đầu tư của cộng đồng;

- Tạo điều kiện thuận lợi cho Ban giám sát đầu tư của cộng đồng thực hiện việc giám sát theo quy định của pháp luật;

- Tiếp thu ý kiến giám sát và tăng cường các biện pháp thực hiện dự án.

saved-content
unsaved-content
19