Quy định về bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý nhằm mục tiêu như thế nào?

Mục tiêu bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý được quy định như thế nào? Nguyên tắc thực hiện bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý quy định ra sao?

Nội dung chính

    Quy định về bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý nhằm mục tiêu như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 11/2014/TT-BTP quy định về bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành thì Mục tiêu bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý:

    Điều 3. Mục tiêu
    1. Bảo đảm cơ hội bình đẳng giữa nam và nữ trong tiếp cận hoạt động trợ giúp pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật.
    2. Xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tiến tới bình đẳng thực chất giữa nam và nữ trong trợ giúp pháp lý.
    3. Thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam và nữ trong thực hiện quyền được trợ giúp pháp lý và trong giám sát việc thực hiện bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý.
    Điều 4. Nguyên tắc thực hiện
    1. Tuân thủ nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý và các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới.
    2. Không định kiến giới, không cản trở hoặc ảnh hưởng đến cơ hội tiếp cận bình đẳng trong hoạt động trợ giúp pháp lý của nam và nữ trên thực tế.
    3. Mọi hành vi phân biệt đối xử về giới trong trợ giúp pháp lý khi phát hiện phải được ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, công khai và đúng pháp luật.
    4. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý không bị coi là phân biệt đối xử về giới.

    Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về Mục tiêu bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư 11/2014/TT-BTP để nắm rõ quy định này.

    96