Quy định pháp luật hiện hành về người sinh sống ở nước ngoài thuật tình ly hôn như thế nào?
Nội dung chính
Quy định pháp luật hiện hành về người sinh sống ở nước ngoài thuật tình ly hôn như thế nào?
Trước tiên về trường hợp ly hôn của vợ chồng, vấn đề về tài sản và con chung 2 bên đã đạt được thỏa thuận cho nên việc yêu cầu tòa giải quyết việc ly hôn chỉ còn vấn đề nhân thân – nghĩa là quan hệ vợ chồng giữa 2 bạn. Do vậy trong đơn ly hôn chỉ cần nêu yêu cầu giải quyết việc ly hôn về nhân thân. Các vấn đề về con chung cũng như tài sản có thể ghi là do 2 bên thỏa thuận chứ không nhất thiết phải ghi rõ nội dung thỏa thuận thế nào.
Bên cạnh đó, việc ly hôn giữa 2 bạn là thuận tình nên không quan trọng ai trong 2 bạn là người viết đơn tuy nhiên trên đơn phải có chữ ký của cả 2 người.
Lý do ly hôn mà 2 bạn đưa ra là hợp lý vì bản chất của hôn nhân là tự nguyện, quan hệ 2 vợ chồng được xây dựng trên cơ sở yêu thương, tôn trọng lẫn nhau vì thế nếu qua thời gian dài chung sống 2 bên đã nảy sinh mâu thuẫn không thể hòa giải dẫn tới mục đích của hôn nhân không đạt được thì việc yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn là hoàn toàn có cơ sở.
Mặt khác, qua thông tin mà bạn trình bày thì hiện tại cả 2 bạn đều không có điều kiện về Việt Nam để tiến hành thủ tục ly hôn theo luật pháp Việt Nam. Tuy nhiên do 2 bạn đều có chung địa chỉ cư trú ở Đức nên để thuận tiện hơn, 2 bạn có thể tiến hành thủ tục ly hôn ở Đức theo quy định của pháp luật Đức (căn cứ vào khoản 2 điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình 2014). Chi tiết về vấn đề thủ tục ly hôn ở nước này bạn có thể liên hệ với Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Việt Nam ở Đức để được hỗ trợ hướng dẫn.
Sau đó làm thủ tục ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài bằng cách gửi hồ sơ về sở Tư pháp Thái Bình thông qua đường Bưu điện. Chi tiết về hồ sơ, thủ tục này được hướng dẫn trong điều 42, 43, 44, 45 nghị định 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12 /2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hôn nhân và gia đình. Cụ thể:
Về điều kiện:
Bản án/ quyết định ly hôn/ bản thỏa thuận ly hôn/ giấy tờ khác công nhận việc ly hôn do cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài cấp không có yêu cầu thi hành ở Việt Nam hay không có đơn yêu cầu không công nhận tại Việt Nam.
Về thẩm quyền giải quyết tại Sở Tư pháp đối với một trong những trường hợp sau:
- Nơi người yêu cầu đã đăng ký kết hôn hay ghi vào sổ việc kết hôn trước đây.
- Nơi Công dân Việt Nam thường trú.
- Nơi công dân Việt Nam cư trú trước khi xuất cảnh – nếu việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn không nhằm mục đích kết hôn.
- Nơi người yêu cầu nộp hồ sơ đăng ký kết hôn – nếu việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn nhằm mục đích kết hôn.
Về hồ sơ:
- Tờ khai ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết tại nước ngoài theo mẫu quy định;
- Bản sao bản án, quyết định ly hôn của Tòa án nước ngoài đã có hiệu lực thi hành/ bản thỏa thuận ly hôn do Tòa án nước ngoài hay cơ quan có thẩm quyền khác của nước ngoài công nhận đã có hiệu lực thi hành/ những giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài công nhận việc ly hôn;
- Bản sao Chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu/giấy tờ hợp lệ thay thế chứng minh nhân thân của người có yêu cầu;
- Bản sao giấy tờ để chứng minh thẩm quyền ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn.
Hồ sơ kể trên được lập thành 02 bộ, gửi qua đường bưu điện hay có thể nộp trực tiếp tại Sở Tư pháp có thẩm quyền.
Cách thức nộp hồ sơ:
Người yêu cầu nộp trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện hoặc có thể ủy quyền bằng văn bản nhờ người khác nộp thay. Văn bản ủy quyền cần phải được công chứng/ chứng thực; nếu người được ủy quyền là người thân thích (như ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) của người ủy quyền thì không cần phải có văn bản ủy quyền.
Trên đây là một số thông tin mà chúng tôi cung cấp cho bạn, mong rằng qua những tư vấn trên bạn sẽ nhanh chóng giải quyết được những vân đề của mình.