Quy định cưỡng chế với tài sản là quyền sở hữu trí tuệ thuộc sở hữu của người phải thi hành án được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Quy định cưỡng chế với tài sản là quyền sở hữu trí tuệ thuộc sở hữu của người phải thi hành án được quy định như thế nào?
căn cứ theo Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định như sau:
- Chấp hành viên ra quyết định kê biên quyền sở hữu trí tuệ thuộc quyền sở hữu của người phải thi hành án. Trường hợp người phải thi hành án là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu trí tuệ vẫn bị kê biên.
- Khi kê biên quyền sở hữu trí tuệ của người phải thi hành án, tùy từng đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, chấp hành viên thu giữ các giấy tờ có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ của người phải thi hành án.
- Trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và lợi ích của nhà nước, xã hội quy định tại Luật sở hữu trí tuệ mà nhà nước quyết định chủ sở hữu trí tuệ phải chuyển giao quyền của mình cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác sử dụng trong thời gian nhất định thì chấp hành viên không được kê biên quyền sở hữu trí tuệ của người phải thi hành án trong thời gian bắt buộc phải chuyển giao.
- Chấp hành viên quyết định giao cho cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ phải nộp số tiền thu được sau khi trừ đi các chi phí cần thiết cho cơ quan thi hành án dân sự để thi hành án.
- Trường hợp người phải thi hành án đã chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác mà chưa được thanh toán hoặc mới được thanh toán một phần tiền thì chấp hành viên ra quyết định buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao nộp khoản tiền chưa thanh toán để thi hành án.