Quản lý nhà nước đối với đất quốc phòng an ninh thực hiện như thế nào?
Nội dung chính
Quản lý nhà nước đối với đất quốc phòng an ninh thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 80 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định quản lý nhà nước đối với đất quốc phòng an ninh cụ thể như sau:
(1) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tham mưu giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong quản lý nhà nước về đất đai trên phạm vi toàn lãnh thổ;
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quá trình thực hiện chức năng quản lý đất đai trong phạm vi quản lý hành chính của địa phương;
- Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương lập quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh bảo đảm phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh;
- Rà soát, xác định ranh giới đất sử dụng cho mục đích quốc phòng an ninh;
- Xác định vị trí, diện tích đất quốc phòng an ninh không còn nhu cầu sử dụng để bàn giao cho địa phương quản lý, sử dụng;
- Cập nhật, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 84 Luật Đất đai 2024.
(2) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định việc điều chuyển diện tích đất quốc phòng an ninh giữa những người sử dụng đất quốc phòng, an ninh;
- Chuyển mục đích sử dụng đất trong nội bộ đất quốc phòng an ninh theo quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
(3) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định phê duyệt hoặc ủy quyền cho Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phê duyệt phương án sử dụng đất quốc phòng an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế.
Quản lý nhà nước đối với đất quốc phòng an ninh thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 68 Luật Đất đai 2024 quy định quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh cụ thể như sau:
(1) Quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh là quy hoạch ngành quốc gia.
(2) Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh bao gồm các căn cứ theo quy định của pháp luật về quy hoạch và các căn cứ sau đây:
- Quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia;
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của quốc gia;
- Hiện trạng sử dụng đất và kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh thời kỳ trước;
- Nhu cầu, khả năng sử dụng đất quốc phòng an ninh.
(3) Nội dung quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
(4) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh bảo đảm phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh;
- Rà soát, xác định vị trí, diện tích, ranh giới đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
- Xác định vị trí, diện tích, ranh giới đất quốc phòng, an ninh không còn nhu cầu sử dụng để bàn giao cho địa phương quản lý, sử dụng.
Mục đích sử dụng đất đất quốc phòng an ninh là gì?
Căn cứ theo Điều 200 Luật Đất đai 2024 quy định đất quốc phòng an ninh bao gồm đất sử dụng vào các mục đích sau:
- Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc;
- Làm căn cứ quân sự;
- Làm công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh;
- Làm ga, cảng, công trình thông tin quân sự, an ninh;
- Làm công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh;
- Làm kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân;
- Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí;
- Làm cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ, cơ sở an dưỡng, điều dưỡng, nghỉ dưỡng và phục hồi chức năng, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của lực lượng vũ trang nhân dân;
- Làm nhà ở công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân;
- Làm cơ sở giam giữ; cơ sở tạm giam, tạm giữ; cơ sở giáo dục bắt buộc; trường giáo dưỡng và khu lao động, cải tạo, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân, trại viên, học sinh do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý.
Đối tượng sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế là ai?
Căn cứ theo Điều 81 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định đối tượng sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế như sau:
- Đơn vị quân đội, đơn vị công an, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân.
- Doanh nghiệp nhà nước do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được giao quản lý.
- Tổ chức, cá nhân được tiếp tục sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế theo quy định tại khoản 4 Điều 260 Luật Đất đai 2024 sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Các tổ chức tín dụng 2024.
Như vậy, đối tượng sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế được quy định như trên.