Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Quan hệ công tác và chuẩn mực ứng xử giữa các cá nhân trong ngành hải quan được quy định ra sao?

Quan hệ công tác và chuẩn mực ứng xử giữa các cá nhân trong ngành hải quan được pháp luật quy định ra sao? Thế nào là chuẩn mực ứng xử giữa người với người?

Nội dung chính

    Quan hệ công tác và chuẩn mực ứng xử giữa các cá nhân trong ngành hải quan được quy định ra sao?

    Quan hệ công tác và chuẩn mực ứng xử trong ngành hải quan được quy định tại Điều 7 Quyết định 188/QĐ-TCHQ năm 2017 về Quy chế hoạt động công vụ của Hải quan Việt Nam do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành, cụ thể như sau:

    1. Quan hệ giữa công chức hải quan là quan hệ đồng chí, đồng nghiệp với chuẩn mực ứng xử:
    a) Tôn trọng, chân thành, thân ái.
    b) Đoàn kết, hợp tác, chia sẻ, giúp đỡ.
    c) Cầu thị, học hỏi.
    d) Thẳng thắn phê bình, đóng góp ý kiến đối với những biểu hiện sai trái.
    e) Công bằng, trung thực trong nhận xét, đánh giá và có tinh thần xây dựng, phấn đấu.
    2. Quan hệ giữa lãnh đạo, quản lý và công chức thuộc quyền là quan hệ cấp trên lãnh đạo, cấp dưới thừa hành với chuẩn mực ứng xử:
    a) Cấp dưới phải:
    - Tuyệt đối phục tùng cấp trên trong thi hành công vụ.
    - Tôn trọng, đúng mực trong cư xử với cấp trên.
    - Trung thực trong báo cáo công việc và cung cấp thông tin, phản ánh ý kiến với cấp trên.
    b) Cấp trên phải:
    - Tôn trọng, lắng nghe và tiếp thu ý kiến đóng góp đúng đắn của cấp dưới.
    - Hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực cho cấp dưới.
    - Phân công công việc, nhiệm vụ rõ ràng, đúng người đúng việc, có thời hạn cho cấp dưới hoàn thành công việc.
    - Công tâm trong nhận xét, đánh giá cấp dưới nhằm khuyến khích, phát huy năng lực, sở trường của cấp dưới.
    - Gương mẫu trong công tác và tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức và lối sống để cấp dưới học tập.
    - Xây dựng và giữ gìn đoàn kết nội bộ.
    3. Quan hệ giữa lãnh đạo cấp trưởng và cấp phó của đơn vị là quan hệ giữa người lãnh đạo cao nhất của đơn vị và cấp phó giúp việc. Khi cấp trưởng đi vắng, thì ủy quyền bằng văn bản cho một cấp phó của đơn vị chịu trách nhiệm điều hành đơn vị thay mình, cấp phó được phân công đảm nhiệm một hoặc một số mảng, lĩnh vực công việc hoặc được chỉ định thay cấp trưởng khi đi vắng phải chấp hành nghiêm túc sự phân công, báo cáo kết quả công tác và chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và pháp luật.
    4. Quan hệ giữa các lãnh đạo cấp phó của đơn vị là quan hệ bình đẳng, ngang chức, phối hợp chặt chẽ để hoàn thành nhiệm vụ. Khi giải quyết công việc có liên quan đến phạm vi phụ trách của cấp phó khác, thì phải chủ động trao đổi ý kiến với cấp phó phụ trách việc có liên quan, trường hợp không thống nhất ý kiến thì báo cáo cấp trưởng quyết định.

    Trên đây là nội dung câu trả lời về quan hệ công tác và chuẩn mực ứng xử trong ngành hải quan theo quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 188/QĐ-TCHQ năm 2017.

    10