Phương thức làm việc của Hội đồng tư vấn xác định chương trình khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo như thế nào?

Phương thức làm việc của Hội đồng tư vấn xác định chương trình khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Phương thức làm việc của Hội đồng tư vấn xác định chương trình khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo như thế nào?

    Phương thức làm việc của Hội đồng tư vấn xác định chương trình khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo được quy định tại Khoản 5 Điều 11 Quy định về quản lý Chương trình khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 09/2018/TT-BGDĐT, cụ thể: 

    + Phiên họp của Hội đồng tư vấn xác định chương trình phải có mặt ít nhất 2/3 số thành viên, trong đó phải có mặt của Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch và ít nhất một (01) ủy viên phản biện. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt thì phải có văn bản ủy quyền cho Phó chủ tịch Hội đồng chủ trì phiên họp;

    + Thư ký hành chính có trách nhiệm gửi tài liệu cuộc họp cho các thành viên ít nhất năm (05) ngày trước ngày họp Hội đồng tư vấn xác định chương trình;

    + Thành viên Hội đồng tư vấn xác định chương trình nhận xét đề xuất chương trình (Mẫu 4). Ý kiến nhận xét bằng văn bản của thành viên vắng mặt chỉ có ý nghĩa tham khảo;

    + Ý kiến kết luận của Hội đồng tư vấn xác định chương trình được thông qua khi có ít nhất 2/3 số thành viên có mặt nhất trí. Thành viên Hội đồng tư vấn xác định chương trình có thể yêu cầu bảo lưu ý kiến trong trường hợp ý kiến đó khác với kết luận của Hội đồng tư vấn xác định chương trình;

    + Bộ Giáo dục và Đào tạo cử hai (02) chuyên viên Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường làm thư ký hành chính giúp việc chuẩn bị tài liệu và tổ chức các phiên họp của Hội đồng tư vấn xác định chương trình.

    11