Phương pháp xác định có giá trị đề nghị trúng thầu đối với dự án PPP được quy định như thế nào?

Phương pháp xác định có giá trị đề nghị trúng thầu đối với dự án PPP được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật hiện hành nào quy định về nội dung này?

Nội dung chính

    Phương pháp xác định có giá trị đề nghị trúng thầu đối với dự án PPP được quy định như thế nào?

    Theo quy định tại Khoản 4 Điều 42 Nghị định 25/2020/NĐ-CP (có hiệu lực ngày 20/04/2020), xác định có giá trị đề nghị trúng thầu được xác định theo một trong các phương pháp sau đây:

    - Có đề xuất giá dịch vụ thấp nhất, không vượt mức giá dịch vụ xác định tại báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt (hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án ứng dụng công nghệ cao), phù hợp với quy định của pháp luật về giá, phí và lệ phí trong trường hợp áp dụng phương pháp giá dịch vụ;

    - Có đề xuất phần vốn góp của Nhà nước thấp nhất và không vượt giá trị vốn góp của Nhà nước xác định tại báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt (hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án ứng dụng công nghệ cao) trong trường hợp áp dụng phương pháp vốn góp của Nhà nước;

    - Có đề xuất nộp ngân sách nhà nước bằng tiền cao nhất hoặc thời gian thực hiện hợp đồng ngắn nhất, không vượt thời gian xác định tại báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt (hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án ứng dụng công nghệ cao) trong trường hợp áp dụng phương pháp lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước;

    - Có giá đánh giá thấp nhất và có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giảm giá (nếu có) không vượt giá trị dự án BT xác định tại hồ sơ mời thầu được duyệt đối với dự án áp dụng loại hợp đồng BT.

    15