Thứ 4, Ngày 30/10/2024

Phương pháp tính thuế theo phương pháp khoán được quy định như thế nào theo quy định của pháp luật Việt Nam?

Phương pháp tính thuế theo phương pháp khoán được quy định như thế nào theo quy định của pháp luật Việt Nam? Văn bản pháp luật nào nói chi tiết về điều này?

Nội dung chính

    Phương pháp tính thuế theo phương pháp khoán được quy định như thế nào theo quy định của pháp luật Việt Nam?

    Theo quy định tại Khoản 6 Điều 6 Thông tư 92/2015/TT-BTC về khai thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán:

    a) Cá nhân nộp thuế khoán khai thuế khoán một năm một lần tại Chi cục Thuế nơi cá nhân có địa điểm kinh doanh và không phải quyết toán thuế.
    b) Cá nhân nộp thuế khoán sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì ngoài việc khai doanh thu khoán, cá nhân tự khai và nộp thuế đối với doanh thu trên hóa đơn theo quý.
    c) Cá nhân kinh doanh theo hình thức hợp tác kinh doanh với tổ chức, tài sản tham gia hợp tác kinh doanh thuộc sở hữu của cá nhân, không xác định được doanh thu kinh doanh thì cá nhân ủy quyền cho tổ chức khai thuế và nộp thuế thay theo phương pháp khoán. Tổ chức có trách nhiệm khai thuế và nộp thuế thay cho cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán tại cơ quan thuế quản lý tổ chức.
    Đồng thời, theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC  về phương pháp tính thuế theo phương pháp khoán:
    a) Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (sau đây gọi là cá nhân nộp thuế khoán) là cá nhân kinh doanh có phát sinh doanh thu từ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh trừ cá nhân kinh doanh hướng dẫn tại Điều 3, Điều 4 và Điều 5 Thông tư này.
    b) Đối với cá nhân nộp thuế khoán thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của năm.
    Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán kinh doanh không trọn năm (không đủ 12 tháng trong năm dương lịch) bao gồm: cá nhân mới ra kinh doanh; cá nhân kinh doanh thường xuyên theo thời vụ; cá nhân ngừng/nghỉ kinh doanh thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của một năm (12 tháng); doanh thu tính thuế thực tế để xác định số thuế phải nộp trong năm là doanh thu tương ứng với số tháng thực tế kinh doanh. Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán đã được cơ quan thuế thông báo số thuế khoán phải nộp, nếu kinh doanh không trọn năm thì cá nhân được giảm thuế khoán phải nộp tương ứng với số tháng ngừng/nghỉ kinh doanh trong năm.
    Vậy, đối với việc cơ sở kinh doanh bạn phải nộp thuế khoán thì việc kê khai thuế và nộp thuế sẽ tiến hành theo từng quý, tức 3 tháng một lần. Do thuế đối với hộ kinh doanh chỉ tính khi cơ sở kinh doanh của bạn phát sinh thu nhập trên 100 triệu/năm hoặc trên 8,4 triệu/tháng nên nếu doanh thu 6 tháng đầu năm của cơ sở bạn bị cơ quan thuế tính không đúng và mức doanh thu thấp hơn mức doanh thu đã tính là 50% thì 6 tháng tiếp theo nếu cơ sở kinh doanh của bạn phát sinh thu nhập chịu thuế, cơ quan thuế sẽ tiến hành bù trừ thuế tương ứng với số tiền bạn đóng thuế với doanh thu bị tính sai hoặc sẽ được cơ quan thuế hoàn thuế với toàn bộ số tiền thuế bạn đã đóng 6 tháng đầu. Căn cứ quy định tại Điều 23 Thông tư 92/2015/TT-BTC :
    Việc hoàn thuế thu nhập cá nhân chỉ áp dụng đối với những cá nhân đã có mã số thuế tại thời điểm đề nghị hoàn thuế.
    Đối với cá nhân đã ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện quyết toán thay thì việc hoàn thuế của cá nhân được thực hiện thông qua tổ chức, cá nhân trả thu nhập.
    Cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế nếu có số thuế nộp thừa thì được hoàn thuế, hoặc bù trừ với số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo.
    Hoàn thuế đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện quyết toán thay cho các cá nhân có ủy quyền quyết toán thuế.
    Trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập sau khi bù trừ số thuế nộp thừa, nộp thiếu của các cá nhân mà có số thuế nộp thừa, nếu đề nghị cơ quan thuế hoàn trả thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập nộp hồ sơ hoàn thuế cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý. Hồ sơ hoàn thuế bao gồm:
    - Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC.
    - Bản chụp chứng từ, biên lai nộp thuế thu nhập cá nhân và người đại diện hợp pháp của tổ chức, cá nhân trả thu nhập ký cam kết chịu trách nhiệm tại bản chụp đó.

    Trên đây là tư vấn về phương pháp tính thuế theo phương pháp khoán. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư 92/2015/TT-BTC  để nắm rõ quy định này.

    12