Phó giám đốc có quyền giao kết hợp đồng với người lao động hay không?

Phó giám đốc có quyền giao kết hợp đồng với người lao động hay không?

Nội dung chính

    Phó giám đốc có quyền giao kết hợp đồng với người lao động hay không?

    Tại Khoản 3 Điều 18 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động như sau:

    3. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

    b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

    c) Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

    d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.

    Cặn cứ theo quy định hiện hành, trong trường hợp phó giám đốc được ủy quyền thì có thể được giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động.

    Những người nào có thể tiến hành giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động?

    Tại Khoản 4 Điều 18 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động như sau:

    4. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;

    b) Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó;

    c) Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;

    d) Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.

    Theo đó, những người thuộc các trường hợp được quy định trên sẽ được giao kết hợp đồng lao động phía người lao động.

     

    56