Phạt nộp chậm hồ sơ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp bao nhiêu tiền?

Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Xuân An Giang
Tham vấn bởi Luật sư: Phạm Thanh Hữu
Phạt nộp chậm hồ sơ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp bao nhiêu tiền? Diện tích đất tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Phạt nộp chậm hồ sơ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp bao nhiêu tiền?

    Căn cứ Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định như sau:

    Điều 13. Xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
    1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.
    2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
    3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày.
    4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
    a) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày;
    b) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
    c) Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
    d) Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
    5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế.
    Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp hơn mức trung bình của khung phạt tiền quy định tại khoản 4 Điều này.
    6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
    a) Buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này trong trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến chậm nộp tiền thuế;
    b) Buộc nộp hồ sơ khai thuế, phụ lục kèm theo hồ sơ khai thuế đối với hành vi quy định tại điểm c, d khoản 4 Điều này.

    Theo khoản 4 Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì mức phạt trên là mức phạt áp dụng đối với tổ chức. Đối với người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân.

    Tại khoản 5 Điều 5 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

    Như vậy, việc không tuân thủ thời gian nộp hồ sơ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp sẽ bị xử phạt theo quy định tại mức phạt đối với cá nhân bằng 1/2 lần so với tổ chức.

    Phạt nộp chậm hồ sơ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp bao nhiêu tiền?

    Phạt nộp chậm hồ sơ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

    Diện tích đất tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được quy định như thế nào?

    Căn cứ kkhoản 2 Điều 6 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 quy định về diện tích đất tính thuế như sau:

    - Diện tích đất tính thuế là diện tích đất thực tế sử dụng.

    Trường hợp có quyền sử dụng nhiều thửa đất ở thì diện tích đất tính thuế là tổng diện tích các thửa đất tính thuế.

    Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để xây dựng khu công nghiệp thì diện tích đất tính thuế không bao gồm diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung;

    - Đối với đất ở nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư bao gồm cả trường hợp vừa để ở, vừa để kinh doanh thì diện tích đất tính thuế được xác định bằng hệ số phân bổ nhân với diện tích nhà của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng.

    Hệ số phân bổ được xác định bằng diện tích đất xây dựng nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư chia cho tổng diện tích nhà của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng.

    Trường hợp nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư có tầng hầm thì 50% diện tích tầng hầm của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng trong tầng hầm được cộng vào diện tích nhà của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng để tính hệ số phân bổ;

    - Đối với công trình xây dựng dưới mặt đất thì áp dụng hệ số phân bổ bằng 0,5 diện tích đất xây dựng chia cho tổng diện tích công trình của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng.

    Đất xây dựng trụ sở cơ quan thuộc đối tượng không chịu thuế đất phi nông nghiệp đúng không?

    Căn cứ Điều 3 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 quy định như sau:

    Điều 3. Đối tượng không chịu thuế
    Đất phi nông nghiệp sử dụng không vào mục đích kinh doanh bao gồm:
    [...]
    6. Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
    7. Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, đất xây dựng trụ sở cơ quan thuộc đối tượng không chịu thuế đất phi nông nghiệp.

    saved-content
    unsaved-content
    77