Pháp luật hiện hành của Việt Nam quy định như thế nào về kiểm tra trong quá trình đào tạo thường xuyên?

Pháp luật hiện hành của Việt Nam quy định như thế nào về kiểm tra trong quá trình đào tạo thường xuyên? Nội dung, hình thức và điều kiện kiểm tra ra sao?

Nội dung chính

    Pháp luật hiện hành của Việt Nam quy định như thế nào về kiểm tra trong quá trình đào tạo thường xuyên?

    Kiểm tra trong quá trình đào tạo thường xuyên được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 11 Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH quy định về đào tạo thường xuyên. Cụ thể như sau:

    (1) Kiểm tra trong quá trình đào tạo, gồm: kiểm tra đầu khóa học, kiểm tra khi kết thúc mô - đun, môn học, chương trình đào tạo.

    - Kiểm tra đầu khóa học thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 của Thông tư này.

    - Kiểm tra khi kết thúc mô - đun, môn học, chương trình đào tạo thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này.

    (2) Nội dung, hình thức và điều kiện kiểm tra khi kết thúc mô-đun, môn học, chương trình đào tạo do người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân mở lớp đào tạo nghề quyết định và được quy định trong chương trình đào tạo.

    Kết quả kiểm tra được đánh giá theo một trong hai mức: Đạt yêu cầu và Không đạt yêu cầu, có chữ ký và ghi rõ họ, tên của người đánh giá.

    Học viên có kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu, thì phải tự ôn tập nội dung kiến thức và thực hành nghề đã học để dự kiểm tra lại. Số lần kiểm tra lại tối đa là 2 lần. Nếu kiểm tra lại lần thứ hai vẫn không đạt yêu cầu, thì phải học lại (nếu học viên có nhu cầu).

    Trên đây là nội dung quy định về kiểm tra trong quá trình đào tạo thường xuyên. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH

    14