Nội dung quản lý nhà nước về đất đai có bao gồm có bao gồm bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đai?
Nội dung chính
Nội dung quản lý nhà nước về đất đai có bao gồm có bao gồm Điều tra, đánh giá và bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đai?
Căn cứ khoản 5 Điều 20 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:
Nội dung quản lý nhà nước về đất đai
1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai.
2. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hợp tác quốc tế trong quản lý, sử dụng đất đai.
....
5. Điều tra, đánh giá và bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đai.
6. Lập, điều chỉnh, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
7. Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, công nhận quyền sử dụng đất, trưng dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
8. Điều tra, xây dựng bảng giá đất, giá đất cụ thể, quản lý giá đất.
9. Quản lý tài chính về đất đai.
10. Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, trưng dụng đất.
Như vậy, điều tra, đánh giá và bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đai là một trong những nội dung quản lý nhà nước về đất đai.
Bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đai có thuộc nội dung quản lý nhà nước về đất đai hay không? (Hình từ Internet)
Xây dựng kế hoạch bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất được quy định ra sao?
Xây dựng kế hoạch bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất được quy định tại Điều 44 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT như sau:
(1) Xác định căn cứ pháp lý, sự cần thiết, quan điểm, mục tiêu, yêu cầu của kế hoạch bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất.
(2) Xác định nội dung, khối lượng các nhiệm vụ bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất
- Xác định nội dung công việc thực hiện cho từng khu vực cần bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất trên địa bàn;
- Xác định khối lượng công việc thực hiện cho từng khu vực cần bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất trên địa bàn theo các biện pháp kỹ thuật, giải pháp kinh tế, xã hội theo Mẫu số 35/QĐC của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 11/2024/TT-BTNMT.
(3) Đề xuất các nhiệm vụ, chương trình, dự án theo thứ tự ưu tiên để thực hiện kế hoạch bảo vệ, cải tạo, phục hồi các khu vực đất bị thoái hoá, đất bị ô nhiễm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 43 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT.
(4) Xác định lộ trình thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, dự án cho từng khu vực bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất quy định tại các khoản (1), (2) và (3), bao gồm:
- Xác định nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch;
- Xác định lộ trình thực hiện kế hoạch;
- Xác định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan;
- Xác định cơ chế giám sát, báo cáo thực hiện.
(5) Tổng hợp, hoàn thiện hồ sơ xây dựng kế hoạch bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất bị thoái hoá; đất bị ô nhiễm.
(6) Trình phê duyệt kế hoạch bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất.
Mức xử phạt hành chính đối với hành vi hủy hoại đất ra sao?
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 123/2024/NĐ-CP, mức xử phạt hành chính đối với hành vi hủy hoại đất như sau:
(1) Hành vi làm suy giảm chất lượng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây: làm mất hoặc giảm độ dày tầng đất đang canh tác; làm thay đổi lớp mặt của đất sản xuất nông nghiệp bằng các loại vật liệu, chất thải hoặc đất lẫn cát, sỏi, đá hay loại đất có thành phần khác với loại đất đang sử dụng; gây bạc màu, gây xói mòn, rửa trôi đất nông nghiệp mà dẫn đến làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất đã được xác định thì hình thức và mức xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất dưới 0,05 héc ta;
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 01 héc ta trở lên.
(2) Hành vi làm biến dạng địa hình thuộc một trong các trường hợp sau đây: thay đổi độ dốc bề mặt đất; hạ thấp bề mặt đất; san lấp đất có mặt nước chuyên dùng (trừ hồ thủy lợi) hoặc san lấp nâng cao, hạ thấp bề mặt của đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản mà làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định (trừ trường hợp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản, xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa, cải tạo đất nông nghiệp thành ruộng bậc thang và hình thức cải tạo đất khác phù hợp với mục đích sử dụng đất được giao, được thuê, được công nhận quyền sử dụng đất hoặc phù hợp với dự án đầu tư đã được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất phê duyệt hoặc chấp thuận) thì hình thức và mức xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất dưới 0,05 héc ta;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 01 héc ta trở lên.
(3) Hành vi gây ô nhiễm đất thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
(4) Đối với các hành vi vi phạm mà thuộc trường hợp không có tính khả thi để khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm theo quy định tại khoản 5 Điều này thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền tương ứng quy định tại khoản (1), (2), nhưng tối đa không quá 500.000.000 đồng đối với cá nhân, không quá 1.000.000.000 đồng đối với tổ chức.
(5) Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản (1) và khoản (2):
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, trừ trường hợp việc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm không có tính khả thi trên thực địa. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế tại địa phương để quy định các trường hợp không có tính khả thi và mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất.
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 123/2024/NĐ-CP, mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân, Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm hành chính.