Nội dung hợp đồng mẫu áp dụng trong mua bán nhà ở riêng lẻ bao gồm các nội dung nào?

Nội dung hợp đồng mẫu áp dụng trong mua bán nhà ở riêng lẻ bao gồm các nội dung nào? Việc mua bán nhà ở có thời hạn sẽ được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Nội dung hợp đồng mẫu áp dụng trong mua bán nhà ở riêng lẻ bao gồm các nội dung nào?

    Nội dung hợp đồng mẫu áp dụng trong mua bán nhà ở riêng lẻ mới nhất hiện nay được lập theo Mẫu số Ic Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 96/2024/NĐ-CP:

    Tải vềnội dung hợp đồng mẫu áp dụng trong mua bán nhà ở riêng lẻ được áp dụng từ năm 2024 tại đây.

    Nội dung hợp đồng mẫu áp dụng trong mua bán nhà ở riêng lẻ bao gồm các nội dung nào?

    Nội dung hợp đồng mẫu áp dụng trong mua bán nhà ở riêng lẻ bao gồm các nội dung nào? (Hình từ Internet)

    Thực hiện giao dịch kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng có sẵn cần tuân thủ quy định gì?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 16 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 đối với các bên ký kết hợp đồng trong mua bán nhà ở cần tuân thủ các quy định sau:

    Thực hiện giao dịch kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng có sẵn
    1. Các bên ký kết hợp đồng và thực hiện giao dịch kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng tuân thủ các quy định sau đây:
    a) Các bên ký kết hợp đồng có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ thông tin, giấy tờ để xác lập giao dịch, ký kết hợp đồng theo quy định của Luật này và Bộ luật Dân sự; đáp ứng điều kiện đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản; đáp ứng điều kiện về đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản và pháp luật về nhà ở;
    b) Trước khi ký hợp đồng, bên bán, cho thuê, cho thuê mua cung cấp đầy đủ thông tin và giấy tờ pháp lý của nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng cho bên mua, thuê, thuê mua;
    c) Trường hợp bất động sản được thực hiện giao dịch thông qua sàn giao dịch bất động sản thì còn phải thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương VII của Luật này;
    d) Trường hợp bất động sản thực hiện giao dịch thuộc diện phải công chứng, chứng thực hợp đồng giao dịch thì việc công chứng, chứng thực hợp đồng thực hiện theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực.

    2. Các bên ký kết hợp đồng có trách nhiệm thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính và nghĩa vụ khác đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật.

    3. Các bên ký kết hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng được thỏa thuận để một bên thực hiện nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng đó. Trường hợp mua, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng của chủ đầu tư dự án thì chủ đầu tư có trách nhiệm làm thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho bên mua, thuê mua, trừ trường hợp bên mua, thuê mua tự nguyện làm thủ tục cấp giấy chứng nhận.
    4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

    Như vậy, khi thực hiện giao dịch kinh doanh nhà ở và công trình xây dựng, các bên cần chuẩn bị đầy đủ thông tin và giấy tờ để ký kết hợp đồng theo quy định.

    Bên bán, cho thuê phải cung cấp thông tin pháp lý đầy đủ về bất động sản cho bên mua hoặc thuê. Nếu giao dịch qua sàn giao dịch bất động sản, các bên cũng phải tuân thủ quy định liên quan; nếu cần công chứng, chứng thực, việc này phải thực hiện theo luật định.

    Các bên ký kết hợp đồng phải thực hiện đúng các cam kết, đồng thời hoàn thành các quyền và nghĩa vụ khác đối với Nhà nước theo quy định pháp luật.

    Các bên ký kết hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng được thỏa thuận để một bên thực hiện nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng đó. Trường hợp mua, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng của chủ đầu tư dự án thì chủ đầu tư có trách nhiệm làm thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho bên mua, thuê mua, trừ trường hợp bên mua, thuê mua tự nguyện làm thủ tục cấp giấy chứng nhận.
    Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

    Việc mua bán nhà ở có thời hạn sẽ được quy định như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 166 Luật Nhà ở 2023 về việc xử lý đối với việc mua bán nhà ở có thời hạn như sau:

    Xử lý đối với trường hợp mua bán nhà ở có thời hạn
    Trường hợp mua bán nhà ở có thời hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 165 của Luật này thì xử lý như sau:
    1. Trong thời hạn sở hữu nhà ở, bên mua nhà ở thực hiện quyền, nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng;
    2. Khi hết thời hạn sở hữu thì Giấy chứng nhận cấp cho bên mua không còn giá trị pháp lý. Quyền sở hữu nhà ở được chuyển lại cho bên bán nhà ở.
    Bên bán nhà ở hoặc người thừa kế hợp pháp của bên bán đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quy định tại khoản này thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai;
    3. Trường hợp chủ sở hữu lần đầu là tổ chức bị phá sản, giải thể hoặc chấm dứt hoạt động thì nhà ở của tổ chức này được xử lý theo quy định của pháp luật về phá sản, giải thể hoặc chấm dứt hoạt động và quyền sở hữu nhà ở này được chuyển lại cho cá nhân, tổ chức được sở hữu theo quy định của pháp luật về phá sản, giải thể hoặc chấm dứt hoạt động.
    Trường hợp chủ sở hữu lần đầu là cá nhân chết mà không có người thừa kế hoặc người thừa kế không nhận lại nhà ở thì việc xác lập quyền sở hữu nhà ở thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự;
    4. Trong thời gian xác định chủ sở hữu nhà ở, tổ chức, cá nhân đang quản lý nhà ở được tiếp tục quản lý và không được thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với nhà ở này; việc bàn giao lại nhà ở được thực hiện trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày xác định được chủ sở hữu nhà ở.

    Như vậy, trong thời gian sở hữu nhà ở, bên mua phải thực hiện quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng đã thỏa thuận.

    Khi hết thời hạn sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận cấp cho bên mua sẽ không còn giá trị, và quyền sở hữu nhà ở sẽ được chuyển lại cho bên bán. Bên bán hoặc người thừa kế có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận mới theo quy định của pháp luật về đất đai.

    Nếu chủ sở hữu đầu tiên là tổ chức bị phá sản hoặc giải thể, nhà ở sẽ được xử lý theo pháp luật về phá sản, và quyền sở hữu sẽ chuyển cho cá nhân hoặc tổ chức khác. Trong trường hợp chủ sở hữu là cá nhân chết mà không có người thừa kế, quyền sở hữu sẽ được xác lập theo Bộ luật Dân sự. Trong thời gian xác định chủ sở hữu, tổ chức hoặc cá nhân quản lý nhà ở không được thực hiện quyền sở hữu và việc bàn giao phải hoàn thành trong 3 tháng sau khi xác định được chủ sở hữu.

    17