Nội dung của biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình?
Nội dung chính
Nội dung của biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng như sau:
Điều 23. Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng
[...]
6. Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng bao gồm các nội dung:
a) Tên hạng mục công trình, công trình xây dựng được nghiệm thu;
b) Thời gian và địa điểm nghiệm thu;
c) Thành phần ký biên bản nghiệm thu;
d) Đánh giá về việc đáp ứng các điều kiện nghiệm thu theo quy định tại khoản 1 Điều này và sự phù hợp của hạng mục công trình, công trình đã được thi công xây dựng so với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu khác của hợp đồng xây dựng;
đ) Kết luận nghiệm thu (chấp thuận hay không chấp thuận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có);
e) Chữ ký, họ và tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân của người ký biên bản nghiệm thu;
g) Phụ lục kèm theo (nếu có).
[...]
Như vậy, biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình gồm những nội dung sau:
- Tên hạng mục công trình, công trình xây dựng được nghiệm thu;
- Thời gian và địa điểm nghiệm thu;
- Thành phần ký biên bản nghiệm thu;
- Đánh giá về việc đáp ứng các điều kiện nghiệm thu theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP và sự phù hợp của hạng mục công trình, công trình đã được thi công xây dựng so với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu khác của hợp đồng xây dựng;
- Kết luận nghiệm thu (chấp thuận hay không chấp thuận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có);
- Chữ ký, họ và tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân của người ký biên bản nghiệm thu;
- Phụ lục kèm theo (nếu có).
Nội dung của biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình? (Hình từ Internet)
Điều kiện để đưa công trình, hạng mục công trình vào khai thác, sử dụng là gì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm b Khoản 5 Điều 11 Nghị định 35/2023/NĐ-CP quy định Điều kiện để đưa công trình, hạng mục công trình vào khai thác, sử dụng cụ thể như sau:
- Công trình, hạng mục công trình được nghiệm thu theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP;
- Đối với các công trình quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 06/2021/NĐ-CP kiểm tra công tác nghiệm thu và ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu quy định tại điểm a khoản này của chủ đầu tư.
Đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công, chủ đầu tư chỉ được phép quyết toán hợp đồng thi công xây dựng sau khi có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu nêu trên.
Đối với công trình thuộc dự án PPP, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu nêu trên là căn cứ để doanh nghiệp dự án PPP lập hồ sơ đề nghị xác nhận hoàn thành công trình.
- Đối với công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, chủ đầu tư phải hoàn thành việc xây dựng các công trình thuộc hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các công trình khác (nếu có) trong dự án theo kế hoạch xây dựng nêu tại Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng của dự án hoặc dự án thành phần đã được thẩm định, phê duyệt;
- Được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường hoặc đã thực hiện đăng ký môi trường đối với trường hợp thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường hoặc đăng ký môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường và thực hiện các quy định của pháp luật chuyên ngành khác có liên quan (nếu có).
Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình cần có chữ ký của ai?
Căn cứ tại khoản 7 Điều 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng như sau:
Theo đó, biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng cần phải có chữ ký của những người sau:
- Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền.
- Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu giám sát thi công xây dựng, giám sát trưởng.
- Người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của các nhà thầu chính thi công xây dựng hoặc tổng thầu trong trường hợp áp dụng hợp đồng tổng thầu.
- Người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của từng thành viên trong liên danh trong trường hợp nhà thầu là liên danh.
- Người đại diện theo pháp luật và chủ nhiệm thiết kế của nhà thầu thiết kế khi có yêu cầu của chủ đầu tư.
- Người đại diện theo pháp luật của cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dự án hoặc người được ủy quyền trong trường hợp thực hiện đầu tư theo phương thức đối tác công tư.