Nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình, dự án đầu tư công bao gồm những gì?

Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Mai Bảo Ngọc
Tham vấn bởi Luật sư: Nguyễn Thụy Hân
Nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình, dự án đầu tư công bao gồm những gì?

Nội dung chính

Nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình, dự án đầu tư công bao gồm những gì?

Căn cứ theo Điều 47 Luật Đầu tư công 2024 quy định về nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình, dự án đầu tư công bao gồm cụ thể như sau:

(1) Báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình đầu tư công bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

- Sự cần thiết đầu tư;

- Đánh giá thực trạng của ngành, lĩnh vực thuộc mục tiêu và phạm vi của chương trình; những vấn đề cấp bách cần được giải quyết trong chương trình;

- Mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, kết quả, các chỉ tiêu chủ yếu trong từng giai đoạn;

- Phạm vi của chương trình;

- Các dự án thành phần (nếu có) đối với chương trình mục tiêu quốc gia; danh mục dự án thành phần đối với chương trình đầu tư công khác (nếu có);

- Dự kiến tổng mức vốn để thực hiện chương trình, phân bổ vốn theo mục tiêu, dự án thành phần và thời gian thực hiện, nguồn vốn và phương án huy động vốn;

- Dự kiến thời gian và tiến độ thực hiện chương trình;

- Giải pháp để thực hiện chương trình; cơ chế, chính sách áp dụng đối với chương trình; khả năng lồng ghép, phối hợp với các chương trình khác;

- Yêu cầu hợp tác quốc tế (nếu có);

- Tổ chức thực hiện chương trình;

- Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội chung của chương trình.

(2) Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án không có cấu phần xây dựng bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

- Sự cần thiết đầu tư;

- Đánh giá sự phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;

- Phân tích, xác định mục tiêu, nhiệm vụ, kết quả đầu ra của dự án; phân tích, lựa chọn quy mô hợp lý; xác định phân kỳ đầu tư; lựa chọn hình thức đầu tư;

- Phân tích các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - kỹ thuật, lựa chọn địa điểm đầu tư;

- Phương án tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng dự án;

- Đánh giá tác động môi trường và giải pháp bảo vệ môi trường;

- Phương án tổng thể đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư;

- Dự kiến tiến độ thực hiện dự án; các mốc thời gian chính thực hiện đầu tư;

- Xác định tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, phương án huy động vốn;

- Xác định chi phí liên quan trong quá trình thực hiện và chi phí vận hành trong giai đoạn khai thác dự án;

- Tổ chức quản lý dự án, bao gồm xác định chủ đầu tư, phân tích lựa chọn hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án, mối quan hệ và trách nhiệm của các chủ thể liên quan đến quá trình thực hiện dự án, tổ chức bộ máy quản lý khai thác dự án;

- Phân tích hiệu quả đầu tư, bao gồm hiệu quả và tác động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, khả năng thu hồi vốn đầu tư (nếu có).

(3) Nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi dự án có cấu phần xây dựng thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình, dự án đầu tư công bao gồm những gì?

Nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình, dự án đầu tư công bao gồm những gì? (Hình từ Internet)

Nội dung báo cáo kế hoạch đầu tư công hằng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 53 Luật Đầu tư công 2024 quy định về nội dung báo cáo kế hoạch đầu tư công hằng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cụ thể như sau:

- Tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công năm trước.

- Định hướng đầu tư công trong năm kế hoạch.

- Khả năng huy động và cân đối các nguồn vốn thực hiện trong năm kế hoạch.

- Lựa chọn danh mục dự án dự kiến và mức vốn bố trí cho từng chương trình, nhiệm vụ, dự án phù hợp với danh mục dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn và khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công hằng năm.

- Giải pháp điều hành, tổ chức thực hiện và dự kiến kết quả đạt được.

Nội dung báo cáo kế hoạch đầu tư công trung hạn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 52 Luật Đầu tư công 2024 quy định về nội dung báo cáo kế hoạch đầu tư công trung hạn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt như sau:

- Tình hình triển khai và dự kiến kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước.

- Phương hướng hoặc kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; mục tiêu, định hướng cơ cấu đầu tư theo ngành, lĩnh vực, chương trình đầu tư công trong trung hạn. Việc phân loại theo ngành, lĩnh vực được thực hiện theo quy định của Luật này.

- Khả năng huy động và cân đối các nguồn vốn; dự kiến tổng số vốn đầu tư để thực hiện các phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, ngành, lĩnh vực trong trung hạn, bao gồm vốn bố trí cho nhiệm vụ quy hoạch, nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, chương trình, dự án, hoàn trả các khoản ứng trước, hoàn trả các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư.

- Tổng mức vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách nhà nước, bao gồm vốn ngân sách trung ương, vốn ngân sách địa phương; tổng mức vốn ngân sách trung ương chi tiết theo từng ngành, lĩnh vực, dự kiến mức vốn phân bổ cho từng Bộ, cơ quan trung ương và mức vốn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương đối với báo cáo trình Quốc hội.

Tổng mức vốn của từng cơ quan, đơn vị, tổ chức được giao kế hoạch vốn đầu tư công sử dụng vốn ngân sách địa phương các cấp chi tiết theo từng ngành, lĩnh vực và mức vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới đối với báo cáo trình Hội đồng nhân dân.

- Nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công trung hạn.

- Sắp xếp thứ tự ưu tiên, lựa chọn danh mục dự án dự kiến và mức vốn bố trí cho từng chương trình, nhiệm vụ, dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn phù hợp với khả năng cân đối vốn đầu tư công và khả năng huy động các nguồn vốn khác để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng hoặc kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm.

- Giải pháp thực hiện và dự kiến kết quả đạt được.

saved-content
unsaved-content
1