Những điểm mới Luật Đầu tư sửa đổi được áp dụng từ ngày 01/7/2025
Nội dung chính
Những điểm mới Luật Đầu tư sửa đổi được áp dụng từ ngày 01/7/2025
Tại kỳ họp thứ 9 ngày 25/6/2025, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (gọi tắt là Luật sửa 8 luật).
Luật sửa 8 luật có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.
Theo đó, Luật Đầu tư thuộc 1 trong 8 luật được sửa đổi theo Luật sửa 8 luật được Quốc hội thông qua. Do đó, chính thức Luật Đầu tư sửa đổi được áp dụng từ ngày 01/7/2025.Vậy Luật Đầu tư sửa đổi những gì? Có điểm gì mới?
Cụ thể, sau đây là những điểm mới Luật Đầu tư sửa đổi được áp dụng từ ngày 01/7/2025:
(1) Phân cấp mạnh mẽ thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư
Luật Đầu tư sửa đổi đã phân cấp mạnh mẽ thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với 07 nhóm dự án đầu tư.
(2) Đơn giản hóa hóa tối đa thủ tục hành chính chấp thuận chủ trương đầu tư và cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Luật Đầu tư sửa đổi và dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Đầu tư đã sửa đổi, bổ sung theo hướng cắt giảm đầu mục hồ sơ, số bộ hồ sơ đề nghị thực hiện thủ tục chấp thuận, điều chỉnh chủ trương đầu tư và cắt giảm 30% số ngày thực hiện thủ tục để đẩy nhanh quá trình giải quyết thủ tục đầu tư, cắt giảm chi phí cho việc thực hiện thủ tục, thực hiện mục tiêu cải cách thủ tục hành chính.
Những điểm mới Luật Đầu tư sửa đổi được áp dụng từ ngày 01/7/2025 (Hình từ Internet)
Các bước lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện quy trình như thế nào theo Luật Đấu thầu 2023?
Căn cứ tại Điều 46 Luật Đấu thầu 2023 quy định về quy trình, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư như sau:
Điều 46. Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư
1. Quy trình lựa chọn nhà đầu tư bao gồm các bước sau đây:
a) Công bố dự án đầu tư kinh doanh;
b) Chuẩn bị đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư gồm: lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu;
c) Tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư gồm: mời thầu; phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu; chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút, thay thế hồ sơ dự thầu;
d) Đánh giá hồ sơ dự thầu gồm: mở thầu; kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu; đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu;
đ) Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư; giải thích lý do nhà đầu tư không trúng thầu theo yêu cầu của nhà đầu tư (nếu có);
e) Đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
2. Trường hợp pháp luật về đất đai, pháp luật về quản lý ngành, lĩnh vực quy định phải đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư khi có từ 02 nhà đầu tư trở lên quan tâm, ngoài các bước quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ mời quan tâm, thông báo mời quan tâm, tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án và phê duyệt kết quả mời quan tâm trước khi thực hiện bước chuẩn bị đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo quy định nêu trên, quy trình lựa chọn nhà đầu tư bao gồm các bước sau đây:
(1) Công bố dự án đầu tư kinh doanh;
(2) Chuẩn bị đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư gồm: lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu;
(3) Tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư gồm: mời thầu; phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu; chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút, thay thế hồ sơ dự thầu;
(4) Đánh giá hồ sơ dự thầu gồm: mở thầu; kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu; đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu;
(5) Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư; giải thích lý do nhà đầu tư không trúng thầu theo yêu cầu của nhà đầu tư (nếu có);
(6) Đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng.