Nhà ở xã hội có được đầu tư phát triển bởi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không?

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có được đầu tư phát triển nhà ở xã hội không? Đầu tư xây dựng nhà ở xã hội gồm các loại hình dự án nào?

Nội dung chính

    Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có được đầu tư phát triển nhà ở xã hội không?

    Căn cứ khoản 5 Điều 80 Luật Nhà ở 2023 quy định:

    Hình thức phát triển nhà ở xã hội
    ...
    5. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội thông qua hình thức đầu tư vốn hoặc thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở xã hội hoặc hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong nước để cùng thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để bán, cho thuê mua, cho thuê theo quy định của Luật này, pháp luật về đất đai, pháp luật về kinh doanh bất động sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.
    ...

    Như vậy, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được phép tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội, có thể tham gia dưới các hình thức sau:

    - Đầu tư vốn vào các dự án nhà ở xã hội.

    - Thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trực tiếp.

    - Hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp, hợp tác xã, hoặc liên hiệp hợp tác xã trong nước để cùng thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

    Nhà ở xã hội có được đầu tư phát triển bởi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không?Nhà ở xã hội có được đầu tư phát triển bởi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không? (Ảnh từ Internet)

    Đầu tư xây dựng nhà ở xã hội gồm các loại hình dự án nào?

    Căn cứ khoản 1 Điều 81 Luật Nhà ở 2023 quy định:

    Loại hình dự án và yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội
    1. Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bao gồm các dự án quy định tại các điểm a, b, c, đ và e khoản 1 Điều 30 của Luật này.
    ...
    Dẫn chiếu đến điểm a, b, c, đ và e khoản 1 Điều 30 Luật Nhà ở 2023 quy định:
    Hình thức phát triển nhà ở
    1. Phát triển nhà ở theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở bao gồm:
    a) Dự án đầu tư xây dựng 01 công trình nhà ở độc lập hoặc 01 cụm công trình nhà ở;
    b) Dự án đầu tư xây dựng 01 công trình nhà ở có mục đích sử dụng hỗn hợp hoặc 01 cụm công trình nhà ở có mục đích sử dụng hỗn hợp;
    c) Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở đồng bộ việc xây dựng nhà ở với công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các công trình khác phục vụ nhu cầu ở;
    ...
    đ) Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị có nhà ở;
    e) Dự án sử dụng đất kết hợp đa mục đích mà có dành diện tích đất trong dự án để xây dựng nhà ở.
    ...

    Như vậy, dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội gồm các loại hình sau:

    - Công trình nhà ở độc lập

    - Cụm công trình nhà ở

    - Dự án đầu tư xây dựng 01 công trình nhà ở có mục đích sử dụng hỗn hợp hoặc 01 cụm công trình nhà ở có mục đích sử dụng hỗn hợp:

    - Công trình nhà ở có mục đích sử dụng hỗn hợp

     Cụm công trình nhà ở có mục đích sử dụng hỗn hợp

    - Khu nhà ở đồng bộ là một dự án lớn, không chỉ xây dựng nhà ở mà còn kết hợp với các công trình hạ tầng kỹ thuật như đường, điện, nước, hệ thống thoát nước, cũng như hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại,...

    - Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị có nhà ở, được quy hoạch và xây dựng với các công trình nhà ở, cơ sở hạ tầng và tiện ích công cộng,...

    - Dự án sử dụng đất kết hợp đa mục đích mà có dành diện tích đất trong dự án để xây dựng nhà ở

    Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được quy định như thế nào?

    Căn cứ Điều 84 Luật Nhà ở 2023 thì chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được quy định như sau:

    (1) Dự án sử dụng nguồn vốn công:

    Đối với các dự án xây dựng nhà ở xã hội sử dụng nguồn vốn quy định tại khoản 1 Điều 113, việc xác định chủ đầu tư sẽ tuân theo các quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật về xây dựng. Khi dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh có trách nhiệm đề xuất chủ đầu tư dự án theo quy định của pháp luật.

    (2) Dự án sử dụng nguồn tài chính công đoàn:

    Đối với các dự án được đầu tư bằng nguồn tài chính công đoàn, chủ đầu tư cũng sẽ được xác định theo các quy định áp dụng cho dự án đầu tư công, theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật về xây dựng.

    (3) Dự án xây dựng nhà ở xã hội từ quỹ đất của nhà ở thương mại:

    Khi có yêu cầu dành quỹ đất trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại để xây dựng nhà ở xã hội, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại sẽ trực tiếp thực hiện việc xây dựng nhà ở xã hội. Trường hợp Nhà nước quyết định sử dụng diện tích đất này để giao cho tổ chức khác thực hiện, thì tổ chức đó sẽ trở thành chủ đầu tư.

    (4) Dự án không thuộc các nguồn vốn đã nêu tại (1), (2), (3):

    - Trong trường hợp các dự án không được đầu tư bằng nguồn vốn quy định và không thuộc trường hợp chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, việc lựa chọn chủ đầu tư sẽ được thực hiện như sau:

    - Nếu chỉ có một nhà đầu tư quan tâm, cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện thủ tục chấp thuận nhà đầu tư làm chủ đầu tư dự án, với điều kiện nhà đầu tư đáp ứng các tiêu chí theo quy định của Chính phủ.

    - Nếu có từ hai nhà đầu tư trở lên, sẽ thực hiện việc lựa chọn chủ đầu tư thông qua hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

    - Ngoài ra, nếu nhà đầu tư có quyền sử dụng đất thông qua thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất đối với loại đất dành cho dự án, thì việc chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời cũng sẽ chấp thuận nhà đầu tư là chủ đầu tư dự án.

    (5) Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư:

    - Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội tại (3) và (4) có quyền quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7 và 8 Điều 38, khoản 2 Điều 85 và khoản 2 Điều 88 Luật Nhà ở 2023

    - Chủ đầu tư tại (3) và (4) cũng có nghĩa vụ thực hiện các quy định tại các khoản 1, 3, 5, 6, 8, 9, 10, 11 và 13 Điều 39, khoản 3 Điều 81, khoản 4 Điều 87 Luật Nhà ở 2023, đồng thời phải:

    + Ký quỹ hoặc có bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ để thực hiện dự án, đảm bảo năng lực tài chính theo quy định của pháp luật.

    + Thực hiện đầy đủ cam kết trong hợp đồng kinh doanh sản phẩm của dự án; đảm bảo chất lượng công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng; bàn giao nhà ở kèm theo các giấy tờ liên quan cho khách hàng và thực hiện giao dịch mua bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở theo đúng quy định của Luật Nhà ở, pháp luật về kinh doanh bất động sản và các quy định khác liên quan.

    Chính phủ sẽ có trách nhiệm quy định chi tiết về các nội dung này để đảm bảo việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được diễn ra hiệu quả, minh bạch.

    47