Nguyên tắc quản lý tài sản lưu động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được quy định như thế nào?

Tôi có thắc mắc. Nguyên tắc quản lý tài sản lưu động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào nói về điều này?

Nội dung chính

    Nguyên tắc quản lý tài sản lưu động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được quy định như thế nào?

    Nguyên tắc quản lý tài sản lưu động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được quy định Khoản 2 Điều 10 Thông tư 83/2015/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với hợp tác xã do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Cụ thể là:

    a) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã xây dựng quy chế để quản lý chặt chẽ tài sản lưu động. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải mở số theo dõi chặt chẽ các hoạt động thu chi tiền mặt, tiền gửi, cổ phiếu, trái phiếu, ngoại tệ và phải phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu, chi, thực hiện đúng quy chế quản lý tiền mặt. Hàng tháng phải thực hiện kiểm kê quỹ tiền mặt và đối chiếu số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng.
    b) Mọi trường hợp nhập, xuất kho đều phải lập đầy đủ các chứng từ và ghi chép vào sổ sách có liên quan (phiếu nhập, xuất kho; các sổ kho vật liệu, sản phẩm hàng hóa).
    c) Giá gốc của tài sản lưu động mua ngoài: Là giá mua cộng với chi phí vận chuyển, bảo quản, phí bảo hiểm, chọn lọc, tái chế (nếu có), các khoản thuế, phí có liên quan (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại).
    d) Giá gốc của tài sản lưu động do hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tự chế: Là giá vật tư xuất kho cộng với chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tự chế.
    đ) Giá gốc của vật tư thuê ngoài gia công, chế biến: Là giá vật tư thực tế xuất kho giao gia công cộng với chi phí gia công, chi phí vận chuyển, bốc dỡ.
    e) Toàn bộ giá trị những tài sản lưu động đã xuất dùng phải tính vào chi phí của đối tượng sử dụng trong kỳ sản xuất kinh doanh, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
    g) Những trường hợp xuất dùng công cụ, dụng cụ có giá trị lớn, có thời gian sử dụng từ một năm trở lên thì chi phí được phân bổ vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng tối đa không quá 3 năm.
    Trong đó, tài sản cố định là là các loại vật tư, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, thành phẩm, hàng hóa, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang, tiền mặt tồn quỹ, số dư tiền gửi ngân hàng, cổ phiếu, trái phiếu tồn quỹ. Việc chuyển nhượng, thanh lý, xử lý tài sản lưu động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã do hội đồng quản trị quyết định theo thẩm quyền được đại hội thành viên giao và được quy định tại điều lệ, quy chế quản lý tài chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, phù hợp với các quy định pháp luật có liên quan.

    Ngoài ra, hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã phải tổ chức kiểm kê định kỳ hoặc đột xuất để xác định số lượng tài sản lưu động trong các trường hợp: Khi khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm; khi thực hiện quyết định chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản; sau khi xảy ra thiên tai, dịch họa; hoặc vì lý do nào đó gây ra biến động tài sản; hoặc theo quy định của pháp luật. Thống kê tài sản thừa, thiếu, xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan và xác định mức bồi thường vật chất theo quy định để xử lý tổn thất tài sản và tài sản thừa sau kiểm kê.

    Trên đây là nội dung về nguyên tắc quản lý tài sản lưu động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên thảm khảo quy định tại Thông tư 83/2015/TT-BTC

    9