Nguyên tắc phối hợp trong giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương là gì?
Nội dung chính
Nguyên tắc phối hợp trong giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương là gì?
Nguyên tắc phối hợp trong giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương được quy định tại Điều 57 Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương do Thủ tướng Chính phủ ban hành với nội dung như sau:
- Cơ quan chủ trì và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm phối hợp giải quyết tranh chấp về về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương chủ động, đồng bộ, chính xác, kịp thời và hiệu quả theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật Việt Nam để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam.
- Việc phối hợp giữa Cơ quan chủ trì và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương phải được tiến hành đảm bảo tuân thủ đúng các quy định về giải quyết tranh chấp tại các Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, trong đó quy định về giải quyết tranh chấp đối với việc áp dụng các biện pháp quản lý ngoại thương là đối tượng của vụ việc tranh chấp (sau đây gọi là Điều ước quốc tế về giải quyết tranh chấp).
- Cơ quan chủ trì và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm trước pháp luật về hậu quả phát sinh do không phối hợp hoặc phối hợp không đáp ứng được yêu cầu quy định tại Khoản 1 Điều 57 Nghị định 69/2018/NĐ-CP.
- Cơ quan chủ trì và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có nghĩa vụ bảo vệ bí mật Nhà nước theo quy định của pháp luật, giữ bí mật thông tin liên quan tới quá trình giải quyết tranh chấp theo quy định của Điều ước quốc tế về giải quyết tranh chấp liên quan.