Người không có tên trong di chúc có được hưởng thừa kế theo pháp luật không?
Người không có tên trong di chúc có được hưởng thừa kế theo pháp luật không? Quyền yêu cầu thừa kế đất đai? Khởi kiện đòi di sản thừa kế theo quy định hiện hành?
Nội dung chính
Người không có tên trong di chúc có được hưởng thừa kế theo pháp luật không?
Người mất để lại di chúc của một phần di sản thừa kế, nhưng sau mới phát hiện ra một phần di sản của người mất không có trong di chúc. Vậy Ban biên tập cho hỏi. Những người không có tên trong di chúc, vậy họ có được hưởng phần di sản không được nhắc đến trong di chúc không?
Trả lời: Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, có quy định:
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Nếu di chúc đáp ứng các điều kiện để có hiệu lực, những cá nhân có tên trong di chúc sẽ được hưởng phần di sản mà người mất để lại.
Cũng theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì:
Nếu người mất chết không để lại di chúc, hoặc di chúc vi phạm nên không có hiệu lực, hoặc là người nhận di chúc từ chối hưởng phần di chúc, thì phần di sản đó sẽ được chia theo pháp luật. Cũng có trường hợp người mất chỉ để lại di chúc một phần di sản của mình, còn một phần di sản không được nhắc đến trong di chúc, theo quy định đó thì phần di sản cũng sẽ được chia theo pháp luật.
Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, cũng có quy định về những người thừa kế theo pháp luât.
- Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
+ Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
+ Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
- Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
- Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Theo quy định thì những người không có tên trong di chúc, nhưng thuộc diện thừa kế theo pháp luật thì vẫn sẽ được hưởng thừa kế theo pháp luật đối với phần di sản không có trong di chúc.
Người không có tên trong di chúc có được hưởng thừa kế theo pháp luật không?(Hình ảnh Internet)
Quyền yêu cầu thừa kế đất đai
Gia đình ông bà nội anh Nguyễn Văn A có 5 người con, 3 nam, 3 nữ. Trong đó, bố anh Nguyễn Văn A đã mất. Hiện nay trong gia đình ông bà nội còn bà nội và 5 người con. Người trai út đang ở mảnh đất của ông bà nội. Anh Nguyễn Văn A có quyền yêu cầu bà nội và các thành viên trong gia đình ông bà nội còn lại chia cho anh A một lô đất thuộc quyền thừa kế của bố mình (đã mất) được không?
Trả lời: Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống (Điều 652).
Như vậy, trường hợp ông nội chết không để lại di chúc thì tài sản của ông được chia theo pháp luật cho những người đồng thừa kế thuộc hàng thứ nhất. Bao gồm: Bà nội và 5 người con. Nếu bố anh Nguyễn Văn A chết trước hoặc chết cùng ông nội thì anh anh Nguyễn Văn A sẽ được thừa kế thế vị, hưởng phần di sản mà cha ông được hưởng nếu còn sống.
Khởi kiện đòi di sản thừa kế
Nhà ông bà Ngoại em có 7 người con, trong đó có bác Hằng, bác Hà, bác Mến, bác Lượng, bác Giang, Mẹ em, Cậu Loan. Hiện tại Ông mất năm 16/05/1988, còn bà Ngoại mất trước đó và hai người không để lại di chúc gì cả Ông có một miếng đất Mặt Tiền ở âp Trung Bình, H Thoại Sơn, Tỉnh An Giang rất lớn và có giá trị cao. Hiện tại Đất do Bác Lượng, Bác Giang, Bác Mến, Cậu Loan quản lý và ở trên đất, 4 người này đã tự ý làm sổ đỏ , và không chia cho 3 người con còn lại phần nào. Giờ Mẹ em gặp khó khăn, muốn về nhận lại tài sản thừa kế, cho em hỏi , Mẹ em có còn được nhận thừa kế nữa không. Mong luật sư tư vấn giúp, khi được nhận thừa kế thì đất của Mẹ em cũng gần 1 tỷ đồng nếu bán ra.
Trả lời: Trường hợp ông bà Ngoại mất không để lại di chúc thì di sản sẽ được chia theo pháp luật.
Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 thì:
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
...
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Căn cứ Điều 611, Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 thì:
- Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 Bộ luật Dân sự 2015
- Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Như vậy, theo quy định trên thì khi ông bà Ngoại mất không để lại di chúc thì di sản sẽ được chia đều cho những người con của ông bà, bao gồm 7 người bác Hằng , bác Hà , bác Mến , bác Lượng , bác Giang , Mẹ bạn , Cậu Loan.
Tuy nhiên nhà, đất đó đã chuyển thành quyền sở hữu của các cá nhân Bác Lượng , Bác Giang , Bác Mến , Cậu Loan là người quản lý di sản mà không có phần của những người còn lại.
TH này gia đình có thể thỏa thuận để yêu cầu những người đứng tên trên sổ đỏ hoàn tiền lại phần giá tị tương ứng đảng lẻ mẹ bạn được hưởng. Nếu không có thể khởi kiện ra Tòa án huyện nơi có đất để yêu cầu chia di sản thừa kế.