Mức phạt tiền đối với hành vi san lấp đất có mặt nước chuyên dùng ra sao?

Mức phạt tiền đối với hành vi san lấp đất có mặt nước chuyên dùng ra sao? Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi san lấp đất là bao lâu?

Nội dung chính

    Mức phạt tiền đối với hành vi san lấp đất có mặt nước chuyên dùng ra sao?

    Căn cứ khoản 2 Điều 14 Nghị định 123/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    Hủy hoại đất
    ...
    2. Hành vi làm biến dạng địa hình thuộc một trong các trường hợp sau đây: thay đổi độ dốc bề mặt đất; hạ thấp bề mặt đất; san lấp đất có mặt nước chuyên dùng (trừ hồ thủy lợi) hoặc san lấp nâng cao, hạ thấp bề mặt của đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản mà làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định (trừ trường hợp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản, xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa, cải tạo đất nông nghiệp thành ruộng bậc thang và hình thức cải tạo đất khác phù hợp với mục đích sử dụng đất được giao, được thuê, được công nhận quyền sử dụng đất hoặc phù hợp với dự án đầu tư đã được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất phê duyệt hoặc chấp thuận) thì hình thức và mức xử phạt như sau:
    a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất dưới 0,05 héc ta;
    b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
    c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
    d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
    đ) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 01 héc ta trở lên.
    ...
    4. Đối với các hành vi vi phạm mà thuộc trường hợp không có tính khả thi để khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm theo quy định tại khoản 5 Điều này thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền tương ứng quy định tại khoản 1, 2 Điều này, nhưng tối đa không quá 500.000.000 đồng đối với cá nhân, không quá 1.000.000.000 đồng đối với tổ chức.
    5. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này:
    Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, trừ trường hợp việc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm không có tính khả thi trên thực địa. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế tại địa phương để quy định các trường hợp không có tính khả thi và mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất.

    Như vậy, với hành vi làm biến dạng địa hình thuộc trường hợp san lấp đất có mặt nước chuyên dùng (trừ hồ thủy lợi) thì hình thức và mức xử phạt như sau:

    - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất dưới 0,05 héc ta;

    - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

    - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

    -Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

    - Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 01 héc ta trở lên.

    Ngoài ra, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.

    Đối với các hành vi vi phạm mà thuộc trường hợp không có tính khả thi để khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm thì thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền tương ứng quy định, nhưng tối đa không quá 500.000.000 đồng đối với cá nhân, không quá 1.000.000.000 đồng đối với tổ chức.

    Lưu ý: Mức xử phạt trên áp dụng đối với cá nhân.Tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền bằng 02 lần cá nhân. (Quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 123/2024/NĐ-CP).

    Mức phạt tiền đối với hành vi san lấp đất có mặt nước chuyên dùng ra sao?

    Mức phạt tiền đối với hành vi san lấp đất có mặt nước chuyên dùng ra sao? (Hình từ Internet) 

    Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi san lấp đất

    Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 123/2024/NĐ-CP quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính:

    Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

    1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là 02 năm.

    ...

    Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là 02 năm.

    Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi san lấp đất ra sao?

    Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 3 Nghị định 123/2024/NĐ-CPP sau đây:

    Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
    ...
    2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
    a) Đối với các hành vi vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều này là hành vi đã kết thúc thì thời điểm để tính thời hiệu xử phạt là thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
    b) Đối với các hành vi vi phạm hành chính không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này là hành vi đang thực hiện thì thời điểm để tính thời hiệu xử phạt là thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm.
    3. Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm được xác định như sau:
    a) Đối với các hành vi quy định tại các Điều 17, 18, 19, 20, 21, 22 và 23 Nghị định này thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là thời điểm mà các bên liên quan đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc văn bản giao dịch đã ký kết;
    b) Đối với các hành vi quy định tại các Điều 14, 24, 26 và 27 Nghị định này thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là thời điểm đã thực hiện xong các hoạt động của hành vi vi phạm đó;

    Theo đó, thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi san lấp đất là thời điểm đã thực hiện xong các hoạt động của hành vi vi phạm.

    17