Mục đích của giao dịch dân sự theo quy định là gì? Một giao dịch dân sự có thể được thể hiện ở những hình thức nào?

Mục đích của giao dịch dân sự trong Bộ luật Dân sự 2015. Một giao dịch dân sự có thể được thể hiện ở những hình thức nào? Giao dịch dân sự của công dân Việt Nam khi nào được xem là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài?

Nội dung chính

    Mục đích của giao dịch dân sự trong Bộ luật Dân sự 2015

    Mục đích của giao dịch dân sự trong Bộ luật Dân sự 2015 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên Như Phương, hiện nay tôi đang sống và làm việc tại Bình Định. Tôi cần tìm hiểu một số vấn đề về giao dịch dân sự. Ban biên tập cho tôi hỏi: Mục đích của giao dịch dân sự trong Bộ luật Dân sự 2015 được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn và gửi lời chúc sức khỏe đến Ban biên tập.     

    Trả lời:

    Theo quy định tại Điều 118 Bộ luật Dân sự 2015 thì nội dung này được quy định như sau:

    Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích mà chủ thể mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó.

    Trên đây là nội dung tư vấn về Mục đích của giao dịch dân sự trong Bộ luật Dân sự 2015. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật Dân sự 2015 và các văn bản có liên quan khác.

    Mục đích của giao dịch dân sự theo quy định là gì?(Hình ảnh Internet)

    Một giao dịch dân sự có thể được thể hiện ở những hình thức nào?

    Chào Ban tư vấn, em là sinh viên trường Tôn Đức Thắng, em có tìm hiểu về một số giao dịch dân sự, nhưng chưa được rõ là một giao dịch dân sự có thể được thể hiện ở những hình thức nào?

    Trả lời:

    Tại Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:

    - Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

    Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

    - Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

    Giao dịch dân sự của công dân Việt Nam khi nào được xem là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài?

    Xin hỏi, đối với các giao dịch dân sự của công dân Việt Nam khi nào được xem là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài?

    Trả lời:

    Căn cứ Khoản 2 Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về phạm vi áp dụng như sau:

    2. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;
    b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
    c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.

    Như vậy, có thể thấy mặc dù đều là công dân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài; Hoặc đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài thì quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

    1