Mua, bán ngoại tệ giữa dự trữ ngoại hối chính thức với ngân sách nhà nước được quy định như thế nào?

Việc mua, bán ngoại tệ giữa dự trữ ngoại hối chính thức với ngân sách nhà nước được quy định thế nào? Việc mua bán ngoại tệ giữa dự trữ ngoại hối chính thức với ngân sách nhà nước được thực hiện thế nào?

Nội dung chính

    Mua, bán ngoại tệ giữa dự trữ ngoại hối chính thức với ngân sách nhà nước được quy định như thế nào?

    Việc mua, bán ngoại tệ giữa dự trữ ngoại hối chính thức với ngân sách nhà nước được quy định tại Điều 11 Nghị định 50/2014/NĐ-CP về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, theo đó:

    1. Bộ Tài chính có trách nhiệm gửi toàn bộ số ngoại tệ của Kho bạc Nhà nước tại Ngân hàng Nhà nước.
    2. Hằng năm, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hạn mức ngoại tệ được phép giữ lại để chi ngoại tệ thường xuyên của ngân sách nhà nước. Trên cơ sở hạn mức ngoại tệ được Thủ tướng Chính phủ cho phép giữ lại, Bộ Tài chính có trách nhiệm bán toàn bộ số ngoại tệ còn lại bổ sung dự trữ ngoại hối chính thức.
    3. Hằng năm, chậm nhất đến ngày 31 tháng 3, Bộ Tài chính có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước thông báo kế hoạch bán ngoại tệ trong năm chi tiết theo quý để bổ sung dự trữ ngoại hối chính thức.
    4. Trường hợp ngân sách nhà nước có khả năng không cân đối được ngoại tệ để thực hiện việc trả nợ nước ngoài của Chính phủ và các nhu cầu chi ngoại tệ khác của ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng Nhà nước xây dựng phương án cân đối bán ngoại tệ cho ngân sách nhà nước.

    Trên đây là quy định về việc mua, bán ngoại tệ giữa dự trữ ngoại hối chính thức với ngân sách nhà nước được quy định tại Nghị định 50/2014/NĐ-CP về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước.

    12