Miễn nhiệm giám định viên tư pháp tại Ngân hàng Nhà nước được thực hiện theo thủ tục như thế nào?

Miễn nhiệm giám định viên tư pháp tại Ngân hàng Nhà nước được thực hiện theo thủ tục như thế nào? Các trường hợp miễn nhiệm giám định viên tư pháp?

Nội dung chính

    Miễn nhiệm giám định viên tư pháp tại Ngân hàng Nhà nước được thực hiện theo thủ tục như thế nào?

    Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp tại Ngân hàng Nhà nước được quy định tại Điều 10 Thông tư 44/2014/TT-NHNN hướng dẫn về giám định tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành cụ thể như sau:

    1. Các trường hợp miễn nhiệm giám định viên tư pháp: 

    a) Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này; 

    b) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này; 

    c) Bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc bị xử phạt hành chính do cố ý vi phạm quy định của pháp luật về giám định tư pháp; 

    d) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điều 6 của Luật này; 

    đ) Theo đề nghị của giám định viên tư pháp là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng có quyết định nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí hoặc thôi việc. 

    2. Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp bao gồm: 

    a) Văn bản đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp của cơ quan, tổ chức đã đề nghị bổ nhiệm người đó; 

    b) Văn bản, giấy tờ chứng minh giám định viên tư pháp thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

    Trên đây là phần tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thủ tục miễn nhiệm giám định viên tư pháp tại Ngân hàng Nhà nước quy định tại Thông tư 44/2014/TT-NHNN hướng dẫn về giám định tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành. Để tìm hiểu rõ hơn, vui lòng xem thêm tại Thông tư 44/2014/TT-NHNN

    Trân trọng! 

     

    11