Mẫu phiếu thu thập thông tin về thửa đất đối với đất phi nông nghiệp tại Nghị định 151/2025/NĐ-CP
Nội dung chính
Mẫu phiếu thu thập thông tin về thửa đất đối với đất phi nông nghiệp tại Nghị định 151/2025/NĐ-CP
Ngày 12/6/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định 151/2025/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp, phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực đất đai. Trong đó, Nghị định cũng đã ban hành mẫu phiếu thu thập thông tin về thửa đất đối với đất phi nông nghiệp mới.
Mẫu phiếu thu thập thông tin về thửa đất là biểu mẫu được sử dụng để ghi nhận các thông tin thực tế về thửa đất phi nông nghiệp, phục vụ cho việc cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai. Theo Nghị định 151/2025/NĐ-CP, mẫu phiếu này áp dụng thống nhất trên toàn quốc và là căn cứ để cơ quan Nhà nước quản lý, cấp Giấy chứng nhận cũng như kiểm tra hiện trạng sử dụng đất. Dưới đây là Mẫu phiếu thu thập thông tin về thửa đất đối với đất phi nông nghiệp ban hành kèm theo Nghị định 151/2025/NĐ-CP:
Tải về: Mẫu phiếu thu thập thông tin về thửa đất đối với đất phi nông nghiệp tại Nghị định 151/2025/NĐ-CP
Mẫu phiếu thu thập thông tin về thửa đất đối với đất phi nông nghiệp tại Nghị định 151/2025/NĐ-CP (Hình từ Internet)
Nhóm đất phi nông nghiệp gồm những loại đất nào?
Điều 9 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:
Điều 9. Phân loại đất
[...]
3. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất ở, gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh (sau đây gọi là đất quốc phòng, an ninh);
d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp, gồm: đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục, thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, khí tượng thủy văn, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác hoặc đất xây dựng trụ sở của đơn vị sự nghiệp công lập khác;
đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, gồm: đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản;
e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng, gồm: đất công trình giao thông; đất công trình thủy lợi; đất công trình cấp nước, thoát nước; đất công trình phòng, chống thiên tai; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên; đất công trình xử lý chất thải; đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng; đất công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; đất chợ dân sinh, chợ đầu mối; đất khu vui chơi, giải trí công cộng, sinh hoạt cộng đồng;
g) Đất sử dụng cho hoạt động tôn giáo (sau đây gọi là đất tôn giáo); đất sử dụng cho hoạt động tín ngưỡng (sau đây gọi là đất tín ngưỡng);
h) Đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng; đất cơ sở lưu giữ tro cốt;
i) Đất có mặt nước chuyên dùng;
k) Đất phi nông nghiệp khác.
[...]
Như vậy, nhóm đất phi nông nghiệp gồm những loại đất:
- Đất ở, gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
- Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh (sau đây gọi là đất quốc phòng, an ninh);
- Đất xây dựng công trình sự nghiệp, gồm: đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục, thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, khí tượng thủy văn, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác hoặc đất xây dựng trụ sở của đơn vị sự nghiệp công lập khác;
- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, gồm: đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản;
- Đất sử dụng vào mục đích công cộng, gồm: đất công trình giao thông; đất công trình thủy lợi; đất công trình cấp nước, thoát nước; đất công trình phòng, chống thiên tai; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên; đất công trình xử lý chất thải; đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng; đất công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; đất chợ dân sinh, chợ đầu mối; đất khu vui chơi, giải trí công cộng, sinh hoạt cộng đồng;
- Đất sử dụng cho hoạt động tôn giáo (sau đây gọi là đất tôn giáo); đất sử dụng cho hoạt động tín ngưỡng (sau đây gọi là đất tín ngưỡng);
- Đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng; đất cơ sở lưu giữ tro cốt;
- Đất có mặt nước chuyên dùng;
- Đất phi nông nghiệp khác.
Nguyên tắc thống kê, kiểm kê đất đai là gì?
Theo Điều 56 Luật Đất đai 2024 thì nguyên tắc thống kê, kiểm kê đất đai bao gồm:
(1) Trung thực, khách quan, chính xác, kịp thời, phản ánh đầy đủ hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất đai.
(2) Công khai, minh bạch, độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ.
(3) Thống nhất về nghiệp vụ, phương pháp thống kê, kiểm kê đất đai và chế độ báo cáo.
(4) Bảo đảm chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai thống nhất, đồng bộ từ trung ương đến địa phương; hệ thống số liệu thống kê, kiểm kê đất đai được tổng hợp từ cấp dưới lên cấp trên trực tiếp.
(5) Cung cấp kịp thời số liệu để phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu thông tin đất đai cho các hoạt động kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo và các nhu cầu khác của Nhà nước và xã hội.
(Trên đây là Mẫu phiếu thu thập thông tin về thửa đất đối với đất phi nông nghiệp tại Nghị định 151/2025/NĐ-CP)