Mẫu đơn khởi kiện đòi lại đất mới nhất năm 2024 và hướng dẫn viết đơn khởi kiện đòi lại đất

Mẫu đơn khởi kiện đòi lại đất mới nhất năm 2024 và hướng dẫn viết đơn khởi kiện đòi lại đất theo quy định của pháp luật hiện hành

Nội dung chính

    Mẫu đơn khởi kiện đòi lại đất mới nhất năm 2024

    (1) Mẫu 1 đơn khởi kiện đòi lại đất:

    Tải về mẫu đơn khởi kiện đòi lại đất tại đây.

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    ……, ngày….. tháng …… năm…….

    ĐƠN KHỞI KIỆN

    (Về việc đòi lại đất đai)

    Kính gửi: Toà án nhân dân ……………………………………

    Người khởi kiện: 

    Họ và tên: ……………………………… Sinh ngày: ……………………

    CMND/ CCCD số: …………………… do Công an ………………… cấp ngày …., tháng…., năm…..

    Quê quán :……………………….

    Địa chỉ: ……………………………………….

    Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

    Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)

    Người bị kiện:  

    Họ và tên: ………………………… Sinh ngày: ………………………

    CMND/ CCCD số: …………………… do Công an …………………… cấp ngày …., tháng…., năm…..

    Quê quán :……………………….

    Địa chỉ: ……………………………………….

    Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

    Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)

    Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có)

    Họ và tên: ………………………………………. Sinh ngày: ……………………………………….

    CMND/ CCCD số: …………………… do Công an …………………… cấp ngày …., tháng…., năm…..

    Quê quán :……………………….

    Địa chỉ: ……………………………………….

    Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

    Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)

    Nay tôi viết đơn này yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây:

    (Nêu cụ thể từng vấn đề liên quan đến đòi lại đất đai yêu cầu Tòa án giải quyết)

    …………………………………………………. 

    …………………………………………………. 

    Người làm chứng (nếu có):

    Họ và tên: ………………………… Sinh ngày: …………………………….

    CMND/ CCCD số: …………………… do Công an …………………… cấp ngày …., tháng…., năm…..

    Quê quán :……………………….

    Địa chỉ: ……………………………………….

    Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

    Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)

    Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có: 

    ………………………………………………….

    ………………………………………………….

    Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu nào và phải đánh số thứ tự (ví dụ: các tài liệu kèm theo đơn gồm có: bản sao hợp đồng mua bán nhà, bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, …)

    Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án

    Người khởi kiện 

    (Ký, ghi rõ họ, tên)

    (2) Mẫu 2 đơn khởi kiện đòi lại đất:

    Tải về mẫu đơn khởi kiện đòi lại đất tại đây.

    Tại Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP đã có hướng dẫn viết đơn khởi kiện đất đai như sau:

    (1) Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện

    (2) Ghi tên Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào, nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào và địa chỉ của Toà án đó.

    (3) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì ghi họ tên; đối với trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện đó.

    (4) Ghi nơi cư trú tại thời điểm nộp đơn khởi kiện. Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú; nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó.

    (5), (7), (9) và (12) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (3).

    (6), (8), (10) và (13) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (4).

    (11) Nêu cụ thể từng vấn đề yêu cầu Toà án giải quyết.

    (14) Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu nào và phải đánh số thứ tự .

    (15) Ghi những thông tin mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án.

    (16) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khởi kiện đó; trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp đó phải ký tên điểm chỉ; trường hợp người khởi kiện, người đại diện hợp pháp không biết chữ, không nhìn được, không tự mình làm đơn khởi kiện, không tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì người có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ làm chứng, ký xác nhận vào đơn khởi kiện.

    Nếu là cơ quan tổ chức khởi kiện, thì người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Nếu người khởi kiện không biết chữ thì phải có người làm chứng ký xác nhận.

    Mẫu đơn khởi kiện đòi lại đất mới nhất năm 2024 và hướng dẫn viết đơn khởi kiện đòi lại đấtMẫu đơn khởi kiện đòi lại đất mới nhất năm 2024 và hướng dẫn viết đơn khởi kiện đòi lại đất (Ảnh từ Internet)

    Đất đang dính tranh chấp có được cấp sổ đỏ không?

    Căn cứ điểm đ khoản 2 Điều 142 Luật Đất đai 2024 quy định:

    Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho tổ chức đang sử dụng đất
    ...
    2. Trên cơ sở báo cáo hiện trạng sử dụng đất của tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất kiểm tra thực tế sử dụng đất và xử lý theo quy định sau đây:
    ...
    đ) Diện tích đất đang có tranh chấp thì việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được thực hiện sau khi hoàn thành việc giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.
    ...

    Như vậy, đất đang dính tranh chấp thì việc cấp sổ đỏ được thực hiện sau khi hoàn thành việc giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.

    Hòa giải tranh chấp đất đai được quy định như thế nào?

    Căn cứ Điều 235 Luật Đất đai 2024 thì hoà giải tranh chấp đất đai được quy định như sau:

    (1) Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải, hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở, hòa giải theo quy định của pháp luật về hòa giải thương mại hoặc cơ chế hòa giải khác theo quy định của pháp luật.

    (2) Trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai quy định tại Điều 236 của Luật Đất đai 2024, các bên tranh chấp phải thực hiện hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp. Việc hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp được thực hiện như sau:

    - Sau khi nhận được đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai;

    - Thành phần Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai bao gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã là Chủ tịch Hội đồng, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, công chức làm công tác địa chính, người sinh sống lâu năm biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất tranh chấp (nếu có). Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện tổ chức, cá nhân khác tham gia Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai;

    - Việc hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai;

    - Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tham gia hòa giải và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp;

    - Trường hợp hòa giải không thành mà một hoặc các bên tranh chấp không ký vào biên bản thì Chủ tịch Hội đồng, các thành viên tham gia hòa giải phải ký vào biên bản, đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã và gửi cho các bên tranh chấp.

    (3) Hòa giải tranh chấp đất đai tại Tòa án được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải, đối thoại tại Tòa án và pháp luật về tố tụng dân sự. Hòa giải tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại liên quan tới đất đai bằng hòa giải thương mại thực hiện theo pháp luật về hòa giải thương mại.

    (4) Đối với trường hợp hòa giải tranh chấp đất đai quy định tại (1), (2), (3) mà hòa giải thành và có thay đổi hiện trạng về ranh giới, diện tích, người sử dụng đất thì trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, các bên tham gia hòa giải phải gửi văn bản công nhận kết quả hòa giải thành đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện việc đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định.

    (5) Đối với địa bàn không thành lập đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thì không thực hiện quy định tại (2). Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện theo quy định tại Điều 236 Luật Đất đai 2024

    105