Lễ Trừ tịch là gì? Đêm Trừ tịch là gì? Đêm trừ tịch bắt đầu từ ngày nào?
Nội dung chính
Lễ Trừ tịch là gì? Đêm Trừ tịch là gì? Đêm trừ tịch bắt đầu từ ngày nào?
Lễ Trừ tịch, còn được gọi là lễ Giao thừa, là một nghi thức quan trọng trong văn hóa dân gian Việt Nam, diễn ra vào đêm cuối cùng của năm âm lịch. Đây là thời điểm đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Từ "trừ" mang ý nghĩa thay đổi, xóa bỏ, trong khi "tịch" chỉ đêm tối, do đó, "trừ tịch" hàm ý về đêm của sự chuyển đổi hoặc giao thời.
Đêm Trừ tịch bắt đầu từ tối ngày 30 tháng Chạp (âm lịch) trong năm đủ hoặc ngày 29 tháng Chạp trong năm thiếu (năm âm lịch không đủ 30 ngày).
Trong tín ngưỡng dân gian, lễ Trừ tịch được tổ chức để tiễn biệt những điều không may mắn của năm cũ và đón chào những hy vọng tốt đẹp cho năm mới. Nghi thức này thường được thực hiện tại nhà, các đình, chùa hoặc miếu. Dưới thời nhà Nguyễn, lễ này còn được tổ chức long trọng tại Thái miếu với sự tham gia của vua cùng quan lại.
Đêm Trừ tịch không chỉ là thời điểm chuyển giao năm mà còn mang ý nghĩa thiêng liêng. Đây là lúc mọi người sum họp, thể hiện lòng biết ơn, kính trọng và cầu mong một năm mới an lành, hạnh phúc.
Lễ Trừ tịch là gì? Đêm Trừ tịch là gì? Đêm trừ tịch bắt đầu từ ngày nào? (Ảnh từ Internet)
Đêm giao thừa Tết Âm lịch có tổ chức bắn pháo hoa không?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 137//2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 56/2023/NĐ-CP quy định:
Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ
1. Tết Nguyên đán
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán.
2. Giỗ Tổ Hùng Vương
a) Tỉnh Phú Thọ được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại khu vực Đền Hùng;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 09 tháng 3 âm lịch.
3. Ngày Quốc khánh
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 02 tháng 9.
...
Như vậy, đêm giao thừa Tết Âm lịch sẽ là dịp nhà nước tổ chức bắn pháo hoa, cụ thể:
- Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
- Thời gian bắn vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán.
Người lao động đi làm vào ngày nghỉ tết Âm lịch có được thưởng không?
Theo Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thưởng như sau:
Thưởng
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Mặt khác, theo Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định thì người lao động làm việc vào những ngày nghỉ lễ, tết sẽ được hưởng lương như sau:
- Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Trường hợp làm vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường và 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày nghỉ tết.
Như vậy, người lao động làm việc vào các ngày nghỉ tết Âm lịch sẽ được nhận tiền lương làm thêm giờ, đối với tiền thưởng thì nếu công ty và người lao động có thoả thuận khoản thưởng thêm thì người đi làm dịp tết sẽ được thưởng thêm.