KPI công chức là gì? Đánh giá công chức theo KPI?
Nội dung chính
KPI công chức là gì? Đánh giá công chức theo KPI?
KPI là viết tắt của cụm từ Key Performance Indicator - Chỉ số Hiệu suất chính. Đây là các chỉ số được sử dụng để đo lường hiệu quả hoạt động của một tổ chức, bộ phận hoặc cá nhân trong việc đạt được các mục tiêu chung của tập thể. KPI giúp theo dõi tiến độ và đánh giá thành công trong các lĩnh vực khác nhau.
Có thể hiểu, KPI công chức là các chỉ số định lượng giúp đánh giá hiệu suất công việc của cá nhân, đội nhóm, phòng ban. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập cũng áp dụng KPI để đánh giá nhân sự, tập thể trong công việc để xác định mức lương, thưởng.
Đánh giá công chức theo KPI?
Phát biểu thảo luận tại tổ ở Quốc hội chiều 7/5 về dự án Luật Cán bộ công chức sửa đổi, Bộ trưởng Bộ Nội vụ thông tin công chức sẽ được xếp loại theo bốn mức: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ và không hoàn thành nhiệm vụ. Quá trình đánh giá dựa trên kết quả, sản phẩm công việc theo vị trí đảm nhiệm, mức độ đáp ứng yêu cầu và đạo đức công vụ.
Bộ trưởng Nội vụ khẳng định việc đánh giá cán bộ, công chức sẽ thay đổi căn bản theo hướng định lượng, dựa trên vị trí việc làm và chỉ số hiệu quả công việc (Key Perfomance Indicator - KPI), thay cho cách đánh giá cảm tính, chung chung như hiện nay. Khi áp dụng phương pháp mới, việc đánh giá trở nên rất đơn giản. Công chức làm gì, hoàn thành như thế nào, bao nhiêu sản phẩm - tất cả đều được lượng hóa và dùng làm dữ liệu đầu vào. Đây là thước đo rõ ràng, minh bạch.
Về đánh giá công chức, dự thảo luật đưa ra 4 mức đánh giá. Sau khi luật được Quốc hội thông qua, Bộ Nội vụ sẽ trình Chính phủ ban hành nghị định hướng dẫn cụ thể về việc đánh giá công chức, trong đó áp dụng phương pháp đánh giá bằng KPI, dựa trên dữ liệu số, với các tiêu chí định lượng rõ ràng. Việc lấy sản phẩm công việc làm thước đo đánh giá hiệu quả sẽ thay thế cách đánh giá định tính chung chung hiện nay. Đây được xem là một cải cách mạnh mẽ, hiện đại hóa nền công vụ.
Ngoài ra, dự thảo cũng phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, trong đó trao trách nhiệm lớn cho người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, khen thưởng và bổ nhiệm cán bộ, công chức. Việc phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cũng là một điểm nhấn đổi mới trong quản trị công vụ.
Trên đây là nội dung về "KPI công chức là gì? Đánh giá công chức theo KPI?"
KPI công chức là gì? Đánh giá công chức theo KPI? (Hình từ Internet)
Tiêu chí đánh giá CBCCVC để thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 178/2024/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP về tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và người lao động để thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức và giải quyết chính sách, chế độ như sau:
Tập thể cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu từng cơ quan, tổ chức, đơn vị phai thực hiện rà soát, đánh giá đối với tất cả cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý dựa trên kết quả thực hiện nhiệm vụ trong 03 năm gần nhất theo các tiêu chí sau:
(1) Tiêu chí đánh giá về phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật, kỷ cương trong thực thi nhiệm vụ, công vụ của cán bộ công chức viên chức và người lao động.
(2) Tiêu chí đánh giá về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; khả năng đáp ứng yêu cầu về tiến độ, thời gian, chất lượng thực thi nhiệm vụ, công vụ thường xuyên và đột xuất.
(3) Tiêu chí đánh giá vê kết quả, sản phẩm công việc gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị mà cán bộ công chức viên chức và người lao động đã đạt được.
(4) Đôi với cán bộ công chức viên chức được đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nôi trội thì phải đáp ứng 3 tiêu chí tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, đồng thời phải bảo đảm tiêu chí đánh giá về đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung và có thành tích tiêu biểu, nối trội, mang lại lợi ích cho cơ quan, tổ chức, đơn vị.