Kinh phí khám sức khỏe, điều trị nghiện được lập dự toán, phân bổ và quyết toán như thế nào?

Quy trình lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí hỗ trợ điều trị nghiện bao gồm những bước nào? Việc này có tác động gì đến tính minh bạch ngân sách?

Nội dung chính

    Kinh phí khám sức khỏe, điều trị nghiện được lập dự toán, phân bổ và quyết toán như thế nào?

    Lập dự toán, phân bổ, chấp hành và quyết toán kinh phí hỗ trợ chi phí khám sức khỏe, điều trị nghiện bằng thuốc thay thế được quy định tại Điều 5 Thông tư 73/2017/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng nguồn ngân sách nhà nước bảo đảm, hỗ trợ chi phí khám sức khỏe và chi phí điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, theo đó: 

    1. Việc lập dự toán, phân bổ, chấp hành và quyết toán kinh phí thực hiện công tác đảm bảo, hỗ trợ chi phí khám sức khỏe và điều trị nghiện của các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật.
    2. Hàng năm, cùng thời gian quy định lập dự toán ngân sách nhà nước, cơ quan, đơn vị căn cứ vào mức đảm bảo, hỗ trợ quy định tại Điều 4 Thông tư này và dự kiến số người đăng ký tham gia điều trị nghiện thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Thông tư này, lập dự toán cùng với chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị gửi cơ quan chủ quản tổng hợp, gửi cơ quan tài chính cùng cấp trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn. Riêng cơ sở điều trị nghiện ngoài công lập, lập kế hoạch khám, điều trị và nhu cầu kinh phí hỗ trợ, gửi Sở Y tế tổng hợp, gửi Sở Tài chính trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định bố trí trong dự toán của Sở Y tế.

    Trên đây là quy định về lập dự toán, phân bổ, chấp hành và quyết toán kinh phí hỗ trợ chi phí khám sức khỏe, điều trị nghiện bằng thuốc thay thế.

    16