Khi xác định mục tiêu và phạm vi quản lý rừng bền vững trong giai đoạn thực hiện phương án xem xét yếu tố nào?

Khi xác định mục tiêu và phạm vi quản lý rừng bền vững trong giai đoạn thực hiện phương án, các yếu tố nào cần được xem xét để đảm bảo hiệu quả thực hiện?

Nội dung chính

    Khi xác định mục tiêu và phạm vi quản lý rừng bền vững trong giai đoạn thực hiện phương án xem xét yếu tố nào?

    Tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 5 Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT quy định:

    Xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững trong giai đoạn thực hiện phương án:

    - Về môi trường: xác định tổng diện tích rừng được bảo vệ, độ che phủ của rừng, diện tích rừng suy thoái cần được phục hồi; hệ sinh thái, đa dạng sinh học, các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu được bảo vệ; phát triển và bảo tồn các loài cây bản địa; giảm số vụ cháy rừng, vi phạm pháp luật về lâm nghiệp;

    - Về xã hội: giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; ổn định sinh kế người dân sống trong vùng đệm; nâng cao nhận thức về quản lý rừng bền vững; từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng;

    - Về kinh tế: xác định nguồn tài chính bền vững từ các hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, thuê môi trường rừng, phí, lệ phí; sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, lâm sản ngoài gỗ, trữ lượng các-bon rừng.

    Xác định diện tích rừng tại các phân khu chức năng bị suy thoái cần phục hồi và bảo tồn:

    - Diện tích rừng bị suy thoái cần được phục hồi và bảo tồn gồm diện tích rừng tự nhiên nghèo, nghèo kiệt và diện tích rừng chưa có trữ lượng;

    - Phân chia các trạng thái rừng theo trữ lượng để xác định diện tích rừng bị suy thoái cần được phục hồi và bảo tồn trên cơ sở kết quả điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng.

    Trên đây là quy định về xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững trong giai đoạn thực hiện phương án.

    Trân trọng!

    5