Khi nào cán bộ, công chức được nâng bậc lương theo quy định pháp luật?

Khi nào cán bộ, công chức được nâng bậc lương theo quy định pháp luật?

Nội dung chính

    Khi nào cán bộ, công chức được nâng bậc lương theo quy định pháp luật?

    Khoản 1a Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV quy định Thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên:

    - Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp, thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng một bậc lương;

    - Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương;

    - Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.

    Ngoài yêu cầu về thời gian giữ bậc lương, Theo Khoản 2 Điều 2 của Thông tư 08/2013/TT-BNV, cán bộ, công chức, viên chức còn phải đáp ứng một số tiêu chuẩn khác (ví dụ: hoàn thành nhiệm vụ, không vi phạm kỷ luật...) mới được nâng bậc lương thường xuyên.

    Như vậy, về thời gian thì tùy ngạch, bậc chức danh nghề nghiệp mà thời gian nâng bậc lương giữa các cán bộ, công chức là khác nhau. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý thêm là ngoài quy định về nâng bậc lương thường xuyên thì trong một số trường hợp khác cán bộ, công chức cũng được nâng bậc lương trước thời hạn.

    13