Huyện U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang cũ sáp nhập thành các xã nào?
Nội dung chính
Huyện U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang cũ sáp nhập thành các xã nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Nghị định 58/2007/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện; thành lập huyện U Minh Thượng và thành lập xã thuộc các huyện Vĩnh Thuận, Kiên Lương và Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang quy định như sau:
Điều 1. Điều chỉnh địa giới hành chính huyện; thành lập huyện U Minh Thượng và thành lập xã thuộc các huyện Vĩnh Thuận, Kiên Lương và Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang như sau:
1. Điều chỉnh địa giới hành chính huyện An Biên, huyện An Minh, huyện Vĩnh Thuận để thành lập huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang:
Thành lập huyện U Minh Thượng trên cơ sở điều chỉnh 7.135,82 ha diện tích tự nhiên và 18.843 nhân khẩu (gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các xã: Thạnh Yên, Thạnh Yên A) thuộc huyện An Biên; 13.376,67 ha diện tích tự nhiên và 10.877 nhân khẩu (gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã An Minh Bắc) thuộc huyện An Minh; 22.757,81 ha diện tích tự nhiên và 38.356 nhân khẩu (gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các xã: Minh Thuận, Vĩnh Hoà, Hoà Chánh) thuộc huyện Vĩnh Thuận.
Huyện U Minh Thượng có 43.270,30 ha diện tích tự nhiên và 68.076 nhân khẩu, có 06 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: Thạnh Yên, Thạnh Yên A, An Minh Bắc, Minh Thuận, Vĩnh Hoà và Hoà Chánh.
Địa giới hành chính huyện U Minh Thượng: Đông giáp huyện Vĩnh Thuận; Tây giáp huyện An Biên, An Minh; Nam giáp tỉnh Cà Mau; Bắc giáp huyện Gò Quao.
[...]
Theo đó, trước khi sáp nhập, huyện U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang có 06 đơn vị hành chính cấp xã là Thạnh Yên, Thạnh Yên A, An Minh Bắc, Minh Thuận, Vĩnh Hoà và Hoà Chánh.
Căn cứ Mục 2 Danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh ban hành kèm theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 quy định như sau:
II- Các đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất
[...]
23. Hợp nhất tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang, lấy tên là tỉnh An Giang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Kiên Giang.
[...]
Đồng thời, căn cứ khoản 58 Điều 1 Nghị quyết 1654/NQ-UBTVQH15 năm 2025 quy định như sau:
Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh An Giang
Trên cơ sở Đề án số 395/ĐA-CP ngày 09 tháng 5 năm 2025 của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh An Giang (mới) năm 2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sắp xếp để thành lập các đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh An Giang như sau:
[...]
47. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Vĩnh Hòa (huyện U Minh Thượng), Thạnh Yên A, Hòa Chánh và Thạnh Yên thành xã mới có tên gọi là xã Vĩnh Hòa.
48. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã An Minh Bắc và xã Minh Thuận thành xã mới có tên gọi là xã U Minh Thượng.
[...]
Theo đó, huyện U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang cũ, sau khi kết thúc hoạt động cấp huyện và sáp nhập với tỉnh An Giang mới từ ngày 01/7/2025 được sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp xã như sau:
- Xã Vĩnh Hòa mới được thành lập trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 4 xã là Vĩnh Hòa, Thạnh Yên, Thạnh Yên A và Hòa Chánh.
- Xã U Minh Thượng mới được thành lập trên cơ sở sáp nhập xã An Minh Bắc và xã Minh Thuận.
Như vậy, sau khi sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã tỉnh An Giang, huyện U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang cũ còn 02 đơn vị hành chính cấp xã là xã Vĩnh Hòa và xã U Minh Thượng.
Huyện U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang cũ sáp nhập thành các xã nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có quyền quyết định thành lập tổ dân phố?
Căn cứ khoản 3 Điều 24 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định như sau:
Điều 24. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân phường
Hội đồng nhân dân phường thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1, các điểm a, b, c, đ, e, g khoản 2, các khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều 21 của Luật này và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Quyết định biện pháp để thực hiện quy hoạch đô thị, phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật, bảo đảm phù hợp với định hướng phát triển đô thị, quy hoạch chung của chính quyền địa phương cấp tỉnh;
2. Quyết định các biện pháp khuyến khích phát triển kinh tế đô thị, thương mại, dịch vụ, tài chính, công nghệ cao, đổi mới sáng tạo phù hợp với đặc điểm của đô thị theo quy định của pháp luật;
3. Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể, đặt tên, đổi tên tổ dân phố; quyết định cụ thể số lượng người hoạt động không chuyên trách hưởng phụ cấp từ ngân sách nhà nước trên địa bàn theo quy định của chính quyền địa phương cấp tỉnh.
Như vậy, Hội đồng nhân dân phường có quyền quyết định thành lập tổ dân phố.