Huyện Hoài Đức sau sáp nhập đổi thành gì sau sắp xếp ĐVHC Hà Nội? Danh sách các xã mới huyện Hoài Đức sau sắp xếp
Nội dung chính
Huyện Hoài Đức sau sáp nhập đổi thành gì? Danh sách các xã mới huyện Hoài Đức sau sắp xếp
Huyện Hoài Đức sau sáp nhập đổi thành gì?
Căn cứ quy định tại Điều 1 Nghị quyết 1656/NQ-UBTVQH15 như sau:
Theo đó, trên cơ sở Đề án số 369/ĐA-CP ngày 09 tháng 5 năm 2025 của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội năm 2025.
- Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thị trấn Trạm Trôi, các xã Di Trạch, Đức Giang, Đức Thượng, một phần diện tích tự nhiên của phường Tây Tựu và xã Tân Lập, phần còn lại của xã Kim Chung (huyện Hoài Đức) sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 30 Điều 1 Nghị quyết 1656/NQ-UBTVQH15 thành xã mới có tên gọi là xã Hoài Đức.
- Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Cát Quế, Dương Liễu, Đắc Sở, Minh Khai và Yên Sở thành xã mới có tên gọi là xã Dương Hòa.
- Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Lại Yên, Sơn Đồng, Tiền Yên, một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã An Khánh, Song Phương, Vân Côn, một phần diện tích tự nhiên của xã An Thượng và phần còn lại của xã Vân Canh sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 36 Điều 1 Nghị quyết 1656/NQ-UBTVQH15 thành xã mới có tên gọi là xã Sơn Đồng.
- Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Đông La, phần còn lại của phường Dương Nội sau khi sắp xếp theo quy định tại các khoản 37, 38, 44 Điều 1 Nghị quyết 1656/NQ-UBTVQH15, phần còn lại của xã An Khánh sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 37, khoản 104 Điều 1 Nghị quyết 1656/NQ-UBTVQH15, phần còn lại của xã La Phù sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 44 Điều 1 Nghị quyết 1656/NQ-UBTVQH15 và phần còn lại của các xã Song Phương, Vân Côn, An Thượng sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 104 Điều 1 Nghị quyết 1656/NQ-UBTVQH15 thành xã mới có tên gọi là xã An Khánh.
Như vậy, huyện Hoài Đức sau sáp nhập đơn vị hành chính sẽ hình thành 4 xã, với tên gọi mới: Xã Hoài Đức, Xã Dương Hòa, Xã Sơn Đồng, Xã An Khánh
Trên đây là nội dung về Huyện Hoài Đức sau sáp nhập đổi thành gì? Danh sách các xã mới huyện Hoài Đức sau sắp xếp
Huyện Hoài Đức sau sáp nhập đổi thành gì? Danh sách các xã mới huyện Hoài Đức sau sắp xếp (Hình từ Internet)
Nguyên tắc phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025:
Việc phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
- Xác định rõ nội dung và phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn mà chính quyền địa phương được quyết định, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả;
- Đẩy mạnh phân quyền, phân cấp các nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước ở trung ương cho chính quyền địa phương; phân định rõ giữa thẩm quyền của Ủy ban nhân dân và thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp xã; bảo đảm không trùng lặp, chồng chéo về nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương, giữa chính quyền địa phương các cấp và giữa các cơ quan, tổ chức thuộc chính quyền địa phương;
- Phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và khả năng, điều kiện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước cấp trên được bảo đảm các điều kiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đó;
- Bảo đảm tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình và thực hiện có hiệu quả việc kiểm soát quyền lực gắn với trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền; có cơ chế theo dõi, đánh giá, kiểm tra và kịp thời điều chỉnh nội dung phân quyền, phân cấp khi cơ quan, tổ chức, cá nhân được phân quyền, phân cấp thực hiện không hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
- Bảo đảm tính thống nhất trong tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật;
- Đáp ứng yêu cầu quản trị địa phương; phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số;
- Những vấn đề liên quan đến phạm vi từ 02 đơn vị hành chính cấp xã trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương cấp tỉnh, những vấn đề liên quan đến phạm vi từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nhà nước ở trung ương, trừ trường hợp luật, nghị quyết của Quốc hội có quy định khác.
Căn cứ tình hình thực tiễn, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương giao cho chính quyền địa phương của một trong các đơn vị hành chính cấp tỉnh có liên quan chủ trì giải quyết những vấn đề liên quan đến phạm vi từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên; chính quyền địa phương cấp tỉnh giao cho chính quyền địa phương của một trong các đơn vị hành chính cấp xã có liên quan chủ trì giải quyết những vấn đề liên quan đến phạm vi từ 02 đơn vị hành chính cấp xã trở lên bảo đảm phát huy hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn.
Các tiêu chí phân loại đơn vị hành chính?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025:
Điều 3. Phân loại đơn vị hành chính
1. Phân loại đơn vị hành chính là cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng tổ chức bộ máy, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức của chính quyền địa phương phù hợp với từng loại đơn vị hành chính.
2. Phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, hải đảo theo quy định của Chính phủ.
Theo đó, phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, hải đảo theo quy định của Chính phủ