Hướng dẫn chẩn đoán, giám định suy giảm khả năng lao động do bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp quy định ở đâu?

Hướng dẫn chẩn đoán, giám định suy giảm khả năng lao động do bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp quy định ở đâu? Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp.

Nội dung chính

    Hướng dẫn chẩn đoán, giám định suy giảm khả năng lao động do bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp quy định ở đâu?

    Theo quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT Quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành thì:

    1. Định nghĩa

    Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp là tình trạng tăng tiết dịch nhầy của niêm mạc phế quản gây ho và khạc đờm liên tục, tái phát từng đợt (khoảng 3 tuần) ít nhất là 2 tháng trong 1 năm và liên tục trên 2 năm do tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh trong quá trình lao động.

    2. Yếu tố gây bệnh

    Bụi vô cơ, hữu cơ, nấm mốc hoặc các hơi khí độc trong môi trường lao động.

    3. Nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc

    Mọi công việc phải tiếp xúc với bụi vô cơ, hữu cơ, nấm mốc hoặc các hơi khí độc

    4. Giới hạn tiếp xúc tối thiểu

    Có một trong các yếu tố gây bệnh vượt quá giới hạn tiếp xúc ca làm việc cho phép theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành hoặc được ghi nhận tại phần đánh giá yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp trong báo cáo kết quả quan trắc môi trường lao động.

    5. Thời gian tiếp xúc tối thiểu

    3 năm.

    6. Thời gian bảo đảm

    12 tháng.

    7. Chẩn đoán

    7.1. Lâm sàng

    Ho và khạc đờm tái phát từng đợt (khoảng 3 tuần) ít nhất là 2 tháng trong 1 năm và liên tục trên 2 năm.

    7.2. Cận lâm sàng

    - Chức năng hô hấp: FEV1 giảm.

    - Chụp X-quang lồng ngực thẳng: Có thể có hình ảnh hai rốn phổi đậm, có những đường mờ chạy xuống phía cơ hoành hoặc lan tỏa ra các vùng của phế trường.

    8. Tiến triển, biến chứng

    - Bội nhiễm phổi;

    - Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD);

    - Khí phế thũng;

    - Tâm phế mạn.

    9. Chẩn đoán phân biệt

    - Hen;

    - Giãn phế quản;

    - Ung thư phế quản;

    - Viêm phế quản mạn tính không do yếu tố nghề nghiệp;

    - Các bệnh phổi khác.

    10. Hướng dẫn giám định

    Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp

    TT

    Tổn thương cơ thể

    Tỷ lệ (%)

    1.

    Viêm phế quản mạn tính

     

    1.1.

    Chưa có rối loạn thông khí phổi 

    15

    1.2.

    Có biến chứng: Tỷ lệ được tính như Mục 1.1 cộng lùi với tỷ lệ quy định tại Mục 2; Mục 3

     

    2.

    Rối loạn thông khí phổi

     

    2.1.

    Mức độ nhẹ

    11 - 15

    2.2.

    Mức độ trung bình

    16 - 20

    2.3.

    Mức độ nặng và rất nặng

    31 - 35

    3.

    Tâm phế mạn

     

    3.1.

    Mức độ 1

    16 - 20

    3.2.

    Mức độ 2

    31 - 35

    3.3.

    Mức độ 3

    51 - 55

    3.4.

    Mức độ 4

    81

    Trên đây là nội dung quy định về hướng dẫn chẩn đoán, giám định suy giảm khả năng lao động do bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 15/2016/TT-BYT.

    Trân trọng!

    9