Hướng dẫn chẩn đoán, giám định suy giảm khả năng lao động do bệnh giảm áp nghề nghiệp quy định như thế nào?

Hướng dẫn chẩn đoán, giám định suy giảm khả năng lao động do bệnh giảm áp nghề nghiệp quy định như thế nào? Hướng dẫn này được quy định tại đâu?

Nội dung chính

    Hướng dẫn chẩn đoán, giám định suy giảm khả năng lao động do bệnh giảm áp nghề nghiệp quy định như thế nào? Hướng dẫn này được quy định tại đâu?

    Theo quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT Quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành thì:

    1. Định nghĩa bệnh

    Bệnh giảm áp nghề nghiệp là bệnh xảy ra do thay đổi áp suất môi trường làm việc một cách đột ngột.

    2. Yếu tố gây bệnh

    Các bọt khí trong lòng mạch máu, trong mô được hình thành do thay đổi đột ngột áp suất bên ngoài cơ thể trong quá trình lao động.

    3. Nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc

    - Lặn;

    - Làm việc trong buồng cao áp, hòm chìm; trong hầm mỏ sâu; công trình ngầm;

    - Các nghề, công việc khác trong quy trình làm việc có quá trình thay đổi đột ngột áp suất bên ngoài cơ thể.

    4. Giới hạn tiếp xúc tối thiểu

    4.1. Bệnh giảm áp cấp tính

    Được xác định bằng Biên bản xác nhận tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính theo quy định hiện hành.

    4.2. Bệnh giảm áp mạn tính

    Yếu tố gây bệnh được ghi nhận trong phần đánh giá yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp của Báo cáo kết quả quan trắc môi trường lao động.

    5. Thời gian tiếp xúc tối thiểu

    - Bệnh giảm áp cấp tính: 1 lần;

    - Bệnh giảm áp mạn tính: 3 tháng.

    6. Thời gian bo đảm:

    - Bệnh giảm áp cấp tính: 36 giờ;

    - Bệnh giảm áp mạn tính: 20 năm

    7. Chẩn đoán

    7.1. Lâm sàng

    7.1.1. Bệnh giảm áp

    a) Cấp tính

    - Mức độ nhẹ: Là hình thành bóng khí dưới da (tràn khí dưới da), tràn khí màng phổi, trung thất hoặc xương, khớp (thường gặp nhất là khớp gối, khớp háng, khớp vai, xương);

    - Mức độ nặng: Bóng khí chèn ép tủy sống, não gây liệt nửa người hoặc liệt nửa người dưới (từ chỗ bóng khí chèn ép trở xuống), tắc mạch do bóng khí gây ra các triệu chứng như trong trường hợp tắc mạch do không khí giống như trong vỡ phổi.

    + Chấn thương tai giữa: nên vòi Eustache bị viêm tắc, có thể gây ra rách màng nhĩ làm chảy máu tai trong. Bệnh nhân cảm thấy đau chói ở tai và máu tươi chảy ra tai ngoài, đôi khi chảy cả qua mũi;

    + Chấn thương xoang: gây chảy máu mũi, viêm xoang cấp tính nếu không điều trị kịp thời sẽ chuyển thành viêm xoang mạn tính;

    + Chấn thương phổi: thường là vỡ phổi gây khó thở, rối loạn nhịp thở, đau ngực dữ dội sau xương ức, ho ra máu tươi. Nghe phổi thấy nhiều ran ẩm, mệt mỏi, tím tái, tinh thần hoảng hốt, nặng hơn có thể dẫn tới shock hoặc đột quy. Hậu quả của vỡ phổi gây ra tràn không khí vào máu, khi đến các nơi mạch có đường kính lớn hơn bóng không khí sẽ gây tắc mạch, vùng cơ thể phía sau chỗ bị tắc mạch khí sẽ bị nhồi máu: nhồi máu cơ tim gây đau thắt ngực, nhồi máu não sẽ gây liệt nửa người thường là nửa người phải;

    + Chấn thương tai trong: bóng khí đến mạch máu của tai trong gây tắc mạch khí hoặc không khí dẫn đến thiếu máu tai trong, tổn thương ốc tai không phục hồi có hoặc không tổn thương mê nhĩ, vỡ cửa sổ bầu dục và bong xương bàn đạp gây nghe kém, hội chứng tiền đình.

    b) Mạn tính

    - Chấn thương tai giữa và xoang nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ đưa tới viêm tai giữa, viêm mũi xoang mạn tính;

    - Chấn thương tai trong có thể gây ra giảm hoặc mất sức nghe, có thể kèm hội chứng tiền đình;

    - Đau xương hoặc khớp do xương, khớp bị hoại tử;

    - Liệt nửa người dưới, hoặc nửa cơ thể.

    7.2. Cận lâm sàng

    7.2.1. Hình ảnh Xquang xương, khớp

    Có thể có các hình ảnh sau:

    - Thưa xương

    - Cấu trúc xương bị biến đổi:

    + Hình ảnh tiêu xương, hốc xương (hoại tử xương)

    + Viêm màng xương

    - Dấu hiệu tổn thương xương, khớp thường gặp ở các khớp vai, háng, gối và đầu các xương chi lớn như: đầu dưới xương đùi, mâm chày, đầu xương cánh tay.

    7.2.2. Các thăm dò chức năng khác

    Tùy vị trí tổn thương sẽ có các thăm dò chức năng tương ứng:

    - Các nghiệm pháp đánh giá chức năng tiền đình;

    - Đo sức nghe: biểu hiện nghe kém dẫn truyền hoặc tiếp nhận hoặc hỗn hợp;

    - Đo điện tâm đồ: Hình ảnh thiếu máu cơ tim hoặc nhồi máu cơ tim cấp hoặc di chứng nhồi máu cơ tim sau giai đoạn cấp;

    - Chụp Xquang Blondeau, Hirtz có thể thấy hình ảnh mờ xoang, hoặc tiêu xương;

    - Xét nghiệm mỡ máu (thường là tăng mỡ máu);

    - Đo lưu huyết não: Hình ảnh thiếu máu não;

    - CT scanner, siêu âm Doppler tim, mạch: phát hiện bóng khí trong buồng tim, vị trí tắc mạch gây nhồi máu.

    8. Chẩn đoán phân biệt

    - Bệnh giảm áp không do nguyên nhân nghề nghiệp;

    - Liệt tủy do chấn thương hoặc bệnh lý khác, liệt nửa người do tai biến mạch não và các rối loạn bệnh lý khác không phải do tai biến lặn.

    9. Hướng dẫn giám định

    TT

    Tổn thương cơ thể

    Tỷ lệ (%)

    1.

    Hội chứng tiền đình

     

    1.1.

    Hội chứng tiền đình (dạng cơn) điều trị ổn định

    6 - 10

    1.2.

    Hội chứng tiền đình điều trị không ổn định

     

    1.2.1.

    Mức độ nhẹ

    21 - 25

    1.2.2.

    Mức độ vừa 

    41 - 45

    1.2.3.

    Mức độ nặng

    61 - 65

    1.2.4.

    Mức độ rất nặng

    81 - 85

    2.

    Viêm đa xoang

     

    2.1.

    Một bên 

    16 - 20

    2.2.

    Hai bên

    26 - 30

    2.3.

    Viêm xoang có biến chứng sang cơ quan khác cộng lùi với tỷ lệ biến chứng tương đương được quy định tại Bảng 2 của Thông tư số 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH

     

    3.

    Nghe kém

     

    3.1.

    Nghe kém hai tai

     

    3.1.1.

    Nghe kém nhẹ hai tai 

    6 - 10

    3.1.1.2.

    Nghe kém nhẹ một tai, trung bình một tai

    16 - 20

    3.1.1.3.

    Nghe kém nhẹ một tai, nặng một tai

    21 - 25

    3.1.1.4.

    Nghe kém nhẹ một tai, quá nặng một tai

    26 - 30

    3.1.2.

    Nghe kém trung bình hai tai

     

    3.1.2.1.

    Mức độ I 

    21 - 25

    3.1.2.2.

    Mức độ II 

    26 - 30

    3.1.2.3.

    Nghe kém trung bình một tai, nghe kém nặng một tai

    31 - 35

    3.1.2.4.

    Nghe kém trung bình một tai, nghe kém rất nặng 1 tai

    36 - 40

    3.1.2.5.

    Nghe kém nặng hai tai

     

    3.1.2.5.1.

    Mức độ I 

    41 - 45

    3.1.2.5.2.

    Mức độ II 

    46 - 50

    3.1.2.6.

    Nghe kém nặng một tai, nghe quá nặng một tai

    51 - 55

    3.1.2.7.

    Nghe kém quá nặng hai tai

     

    3.1.2.7.1.

    Mức độ I 

    61 - 65

    3.1.2.7.2.

    Mức độ II

    71

    3.2.

    Nghe kém một tai

     

    3.2.1.

    Nghe kém nhẹ

    3

    3.2.2.

    Nghe kém trung bình 

    9

    3.2.3.

    Nghe kém nặng

    11 - 15

    3.2.4.

    Nghe kém quá nặng

    16 - 20

    4.

    Bệnh tai giữa

     

    4.1.

    Viêm tai giữa mạn tính đã điều trị nội khoa ổn định, chưa ảnh hưởng đến chức năng tai 

    6 - 10

    4.2.

    Viêm tai giữa mạn tính đã điều trị nội khoa ổn định. Ảnh hưởng đến thính lực: Tính tổn thương cơ thể theo mức độ nghe kém quy định ở Mục 3

     

    4.3.

    Di chứng viêm tai giữa như: túi co kéo, xẹp nhĩ, sẹo màng nhĩ. Tính tổn thương cơ thể theo mức độ nghe kém quy định tại Mục 3. Giai đoạn cuối của viêm tai xẹp và túi co kéo tính theo viêm tai cholesteatome

     

    4.4.

    Viêm tai giữa mạn tính nguy hiểm có cholesteatome: Tính tổn thương cơ thể theo mức độ nghe kém quy định tại Mục 3 cộng lùi với 10% (viêm một tai) hoặc 15% (viêm hai tai)

     

    4.5.

    Viêm tai giữa có biến chứng sang các cơ quan khác tương tự như viêm tắc tĩnh mạch bên, áp xe não, liệt thần kinh VII: Áp dụng tỷ lệ tổn thương cơ thể theo mức độ nghe kém quy định tại Mục 3 và cộng lùi với tỷ lệ biến chứng tương ứng quy định tại Bảng 2 của Thông tư số 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH

     

    5.

    Biến dạng và hạn chế vận động các khớp do biến đổi cấu trúc xương: Áp dụng tỷ lệ được tính theo tổn thương cơ xương khớp tương ứng quy định tại Bảng 2 của Thông tư số 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH

     

    6.

    Bệnh thiếu máu cơ tim

     

    6.1.

    Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính (đau thắt ngực ổn định)

     

    6.1.1.

    Hội chứng đau thắt ngực, điều trị nội khoa

     

    6.1.1.1.

    Cơn thưa nhẹ (độ I)

    31 - 35

    6.1.1.2.

    Cơn nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt (độ II, độ III)

    56 - 60

    6.1.1.3.

    Cơn đau kể cả lúc nghỉ ngơi hoặc khi làm việc nhẹ, gắng sức nhẹ (độ IV) hoặc cơn đau xuất hiện ở những bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim (có hoặc không có biến chứng tương tự như: rối loạn nhịp, shock tim, suy tim, tim to, tắc động mạch não)

    71 - 75

    6.1.2.

    Hội chứng đau thắt ngực, điều trị nội khoa không kết quả hoặc phải điều trị tái tạo mạch bằng các phương pháp can thiệp động mạch vành

     

    6.1.2.1.

    Kết quả tương đối tốt

    51 - 55

    6.1.2.2.

    Kết quả không tốt hoặc gây biến chứng tương tự như biến đổi EF%, suy tim, rối loạn nhịp tim: Áp dụng tỷ lệ Mục 6.2.1 cộng lùi với tỷ lệ biến chứng tương ứng quy định tại Bảng 2 của Thông tư số 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH

     

    6.2.

    Đau thắt ngực không ổn định; Nhồi máu cơ tim

     

    6.2.1.

    Đau thắt ngực không ổn định

    61 - 65

    6.2.2.

    Nhồi máu cơ tim cấp tính, không gây biến chứng

     

    6.2.2.1.

    Nhồi máu cơ tim cấp tính điều trị nội khoa, kết quả tương đối tốt (tạm ổn định)

    61 - 65

    6.2.2.2.

    Nhồi máu cơ tim cấp tính điều trị nội khoa không kết quả phải can thiệp nong, đặt Stent…

    71 - 75

    6.2.2.3.

    Nhồi máu cơ tim cấp tính điều trị nội khoa không kết quả (phải phẫu thuật làm cầu nối chủ - vành (đã tính cả tỷ lệ phẫu thuật)

    76 - 80

    6.2.3.

    Nhồi máu cơ tim cấp tính gây biến chứng: thông liên thất do thủng vách liên thất, các rối loạn nhịp tim, suy tim, tắc động mạch não, viêm màng ngoài tim, phình tim,…

    81 - 85

    7.

    Liệt

     

    7.1.

    Liệt tứ chi

     

    7.1.1.

    Mức độ nhẹ

    61 - 65

    7.1.2.

    Mức độ vừa 

    81 - 85

    7.1.3.

    Mức độ nặng

    91 - 95

    7.1.4.

    Liệt hoàn toàn tứ chi 

    99

    7.2.

    Liệt nửa người

     

    7.2.1.

    Mức độ nhẹ

    36 - 40

    7.2.2.

    Mức độ vừa 

    61 - 65

    7.2.3.

    Mức độ nặng

    71 - 75

    7.2.4.

    Liệt hoàn toàn nửa người 

    85

    7.3.

    Liệt hai tay hoặc hai chân

     

    7.3.1.

    Mức độ nhẹ

    36 - 40

    7.3.2.

    Mức độ vừa 

    61 - 65

    7.3.3.

    Mức độ nặng

    76 - 80

    7.3.4.

    Liệt hoàn toàn hai tay hoặc hai chân

    86 - 90

    7.4.

    Liệt một tay hoặc một chân

     

    7.4.1.

    Mức độ nhẹ

    21 - 25

    7.4.2.

    Mức độ vừa 

    36 - 40

    7.4.3.

    Mức độ nặng

    51 - 55

    7.4.4.

    Liệt hoàn toàn

    61 - 65

    7.5.

    Tổn thương trong Mục 7.3 và Mục 7.4 nếu tổn thương chi trên lấy tỷ lệ tối đa, tổn thương chi dưới lấy tỷ lệ tối thiểu

     

    8.

    Tổn thương tắc mạch ở vị trí khác của cơ thể: Áp dụng tỷ lệ tương ứng trong tiêu chuẩn bệnh tật được quy định tại Bảng 2 của Thông tư số 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH, nếu không được quy định khác tại thông tư này

     

    Trên đây là nội dung quy định về hướng dẫn chẩn đoán, giám định suy giảm khả năng lao động do bệnh giảm áp nghề nghiệp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 15/2016/TT-BYT.

    Trân trọng!

    10