Hồ sơ giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật gồm những giấy tờ như thế nào?

Hồ sơ giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật gồm những giấy tờ như thế nào?

Nội dung chính

    Hồ sơ giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật gồm những giấy tờ như thế nào?

    Căn cứ Điều 9 Thông tư 03/2019/TT-BVHTTDL có hiệu lực ngày 01/9/2019 quy định việc lập hồ sơ và lưu giữ hồ sơ giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật như sau:

    - Người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp có trách nhiệm lập hồ sơ giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật, hồ sơ bao gồm:

    + Quyết định trưng cầu, văn bản yêu cầu giám định (bản chính) và tài liệu kèm theo (nếu có).

    + Biên bản giao, nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định.

    + Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định (bản chính).

    + Bản ảnh giám định (nếu có).

    + Kết luận giám định trước đó hoặc kết quả xét nghiệm, thực nghiệm giám định do người khác thực hiện (bản chính hoặc bản sao, nếu có).

    + Tài liệu khác có liên quan đến việc giám định (nếu có).

    + Kết luận giám định tư pháp (bản chính).

    - Việc bảo quản, lưu giữ hồ sơ giám định tư pháp thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

    => Như vậy, khi lập hồ sơ giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật phải đáp ứng đủ các giấy tờ theo quy định trên.

    18