Hành vi nào là hành vi gây lãng phí trong sử dụng lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước?

Hành vi nào là hành vi gây lãng phí trong sử dụng lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước? Tuyển dụng công chức vượt quá chỉ tiêu biên chế có phải là hành vi gây lãng phí sử dụng lao động trong khu vực nhà nước.

Nội dung chính

    Hành vi nào là hành vi gây lãng phí trong sử dụng lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước?

    Tại Điều 58 Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 thì Hành vi gây lãng phí trong quản lý, sử dụng lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước như sau:

    - Tuyển dụng công chức vượt quá chỉ tiêu biên chế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; tuyển dụng sai đối tượng, không đúng quy định hoặc thẩm quyền.

    - Tuyển dụng vào biên chế, ký hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn đối với những công việc có thể áp dụng hình thức hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng hoặc tuyển dụng theo hình thức ngược lại.

    - Tuyển dụng viên chức không căn cứ vào yêu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

    - Bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức không căn cứ vào yêu cầu công việc, trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn, ngạch, chức danh theo quy định.

    - Đào tạo, bồi dưỡng không đúng kế hoạch, không căn cứ vào yêu cầu cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và năng lực của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

    - Sử dụng thời gian lao động vào việc riêng, sử dụng thời gian lao động không hiệu quả.

    - Giao biên chế cao hơn so với nhu cầu thực tế, không phù hợp với tiến bộ khoa học, trình độ tay nghề của người lao động.

    Như vậy, theo quy định trên hành vi tuyển dụng công chức vượt quá chỉ tiêu biên chế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền là hành vi gây lãng phí trong quản lý, sử dụng lao động trong khu vực nhà nước.

    10