Hành vi gợi tình tại nơi ăn uống trong cơ quan có được coi là quấy rối tình dục tại nơi làm việc hay không?

Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất
Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Gợi tình tại nơi ăn uống ở cơ quan thì có được xem là hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc? Người lao động có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền? Trách nhiệm, nghĩa vụ phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc như thế nào?

Nội dung chính

    Gợi tình tại nơi ăn uống ở cơ quan thì có được xem là hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc?

    Tại Điều 84 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định về hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc như sau:

    1. Quấy rối tình dục quy định tại khoản 9 Điều 3 của Bộ luật Lao động có thể xảy ra dưới dạng trao đổi như đề nghị, yêu cầu, gợi ý, đe dọa, ép buộc đổi quan hệ tình dục lấy bất kỳ lợi ích nào liên quan đến công việc; hoặc những hành vi có tính chất tình dục không nhằm mục đích trao đổi, nhưng khiến môi trường làm việc trở nên khó chịu và bất an, gây tổn hại về thể chất, tinh thần, hiệu quả công việc và cuộc sống của người bị quấy rối.

    2. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc bao gồm:

    a) Hành vi mang tính thể chất gồm hành động, cử chỉ, tiếp xúc, tác động vào cơ thể mang tính tình dục hoặc gợi ý tình dục;

    b) Quấy rối tình dục bằng lời nói gồm lời nói trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua phương tiện điện tử có nội dung tình dục hoặc có ngụ ý tình dục;

    c) Quấy rối tình dục phi lời nói gồm ngôn ngữ cơ thể; trưng bày, miêu tả tài liệu trực quan về tình dục hoặc liên quan đến hoạt động tình dục trực tiếp hoặc qua phương tiện điện tử.

    3. Nơi làm việc quy định tại khoản 9 Điều 3 của Bộ luật Lao động là bất cứ địa điểm nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động, bao gồm cả những địa điểm hay không gian có liên quan đến công việc như các hoạt động xã hội, hội thảo, tập huấn, chuyến đi công tác chính thức, bữa ăn, hội thoại trên điện thoại, các hoạt động giao tiếp qua phương tiện điện tử, phương tiện đi lại do người sử dụng lao động bố trí từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại, nơi ở do người sử dụng lao động cung cấp và địa điểm khác do người sử dụng lao động quy định.

    Căn cứ theo quy định hiện hành, hành vi gợi tình tại nơi ăn uống ở cơ quan thì có được xem là những địa điểm, không gian có liên quan đến công việc. Chính vì vậy, hành vi này có thể được xem là hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

    Gợi tình tại nơi ăn uống ở cơ quan thì có được xem là hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc? (Hình từ internet)

    Người lao động có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền?

    Tại Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động như sau:

    1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không báo cho người lao động trước 03 ngày làm việc hoặc không thông báo hoặc thông báo không rõ thời hạn làm tạm thời hoặc bố trí công việc không phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.

    2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

    a) Bố trí người lao động làm việc ở địa điểm khác với địa điểm làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật Lao động;

    b) Không nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp người sử dụng lao động và người lao động có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác;

    c) Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động không đúng lý do; thời hạn hoặc không có văn bản đồng ý của người lao động theo quy định của pháp luật.

    3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Theo đó, người lao động có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc nếu chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị xử phạt từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

    Trách nhiệm, nghĩa vụ phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc như thế nào?

    Tại Điều 86 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc như sau:

    1. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ:

    a) Thực hiện và giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

    b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và quy định về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc cho người lao động;

    c) Khi xuất hiện khiếu nại, tố cáo về hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, người sử dụng lao động phải kịp thời ngăn chặn, xử lý và có biện pháp bảo vệ bí mật, danh dự, uy tín, nhân phẩm, an toàn cho nạn nhân bị quấy rối tình dục, người khiếu nại, tố cáo và người bị khiếu nại, bị tố cáo.

    2. Người lao động có nghĩa vụ:

    a) Thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

    b) Tham gia xây dựng môi trường làm việc không có quấy rối tình dục;

    c) Ngăn cản, tố cáo hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

    3. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có trách nhiệm:

    a) Tham gia xây dựng, thực hiện, giám sát việc thực hiện các quy định về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

    b) Cung cấp thông tin, tư vấn và đại diện cho người lao động bị quấy rối tình dục, người lao động đang bị khiếu nại, bị tố cáo có hành vi quấy rối tình dục;

    c) Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn quy định về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

    4. Khuyến khích người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở lựa chọn nội dung về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc để tiến hành thương lượng tập thể.

    Như vậy, trách nhiệm, nghĩa vụ phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc sẽ được thực hiện theo quy định trên.

    36
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ