Hành vi cản trở gây khó khăn cho việc sử dụng đất của người khác bị xử phạt hành chính bao nhiêu?

Hành vi cản trở, gây khó khăn cho việc sử dụng đất của người khác bị xử phạt hành chính bao nhiêu? Người sử dụng đất có những quyền nào?

Nội dung chính

    Hành vi cản trở, gây khó khăn cho việc sử dụng đất của người khác bị xử phạt hành chính bao nhiêu?

    Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 123/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    Cản trở, gây khó khăn cho việc sử dụng đất của người khác
    1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đưa vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên thửa đất thuộc quyền sử dụng của người khác hoặc thửa đất thuộc quyền sử dụng của mình mà cản trở, gây khó khăn cho việc sử dụng đất của người khác.
    2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đào bới, xây tường, làm hàng rào trên đất thuộc quyền sử dụng của mình hoặc của người khác mà cản trở, gây khó khăn cho việc sử dụng đất của người khác.
    3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
    Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.

    Theo như quy định thì hành vi cản trở, gây khó khăn cho việc sử dụng đất của người khác sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đưa vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên đất, và từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đào bới, xây tường, làm hàng rào.

    Đồng thời, người vi phạm sẽ phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.

    Lưu ý: Mức phạt tiền quy định trên áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm hành chính (theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 123/2024/NĐ-CP).

    Hành vi cản trở, gây khó khăn cho việc sử dụng đất của người khác bị xử phạt hành chính bao nhiêu?

    Hành vi cản trở, gây khó khăn cho việc sử dụng đất của người khác bị xử phạt hành chính bao nhiêu? (Hình ảnh từ Internet)

    Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền xử phạt hành vi cản trở việc sử dụng đất của người khác không?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 30 Nghị định 123/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc xử phạt vi phạm hành chính
    1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
    a) Phạt cảnh cáo;
    b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
    c) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung, giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
    d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

    Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm; buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của mốc địa giới đơn vị hành chính.

    ...

    Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 15 Nghị định 123/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    Cản trở, gây khó khăn cho việc sử dụng đất của người khác
    1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đưa vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên thửa đất thuộc quyền sử dụng của người khác hoặc thửa đất thuộc quyền sử dụng của mình mà cản trở, gây khó khăn cho việc sử dụng đất của người khác.
    2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đào bới, xây tường, làm hàng rào trên đất thuộc quyền sử dụng của mình hoặc của người khác mà cản trở, gây khó khăn cho việc sử dụng đất của người khác.
    3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
    Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.

    Theo như quy đinh trên thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền xử phạt hành vi cản trở việc sử dụng đất của người khác đến 5 triệu đồng đối với cá nhân và 10 triệu đồng đối với tổ chức (theo khoản 4 Điều 5 Nghị định 123/2024/NĐ-CP)

    Người sử dụng đất có những quyền nào?

    Căn cứ theo Điều 26 Luật Đất đai 2024 quy định người sử dụng đất có các quyền bao gồm:

    Quyền chung của người sử dụng đất
    1. Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
    2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất sử dụng hợp pháp.
    3. Hưởng các lợi ích khi Nhà nước đầu tư để bảo vệ, cải tạo và phát triển đất nông nghiệp.
    4. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, phục hồi đất nông nghiệp.
    5. Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.
    6. Được quyền chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
    7. Được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.
    8. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.

    Như vậy người sử dụng đất có những quyền như sau:

    - Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Người sử dụng đất có quyền được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi đủ điều kiện theo pháp luật.

    - Hưởng thành quả lao động: Người sử dụng đất được hưởng thành quả lao động và kết quả đầu tư trên đất sử dụng hợp pháp.

    - Lợi ích từ đầu tư của Nhà nước: Người sử dụng đất có quyền hưởng lợi ích từ các chương trình bảo vệ, cải tạo và phát triển đất nông nghiệp của Nhà nước.

    - Hỗ trợ trong cải tạo đất: Người sử dụng đất được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, phục hồi đất nông nghiệp.

    - Bảo vệ quyền lợi hợp pháp: Người sử dụng đất được Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi có người khác xâm phạm.

    - Chuyển mục đích sử dụng đất: Người sử dụng đất có quyền chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định pháp luật.

    - Bồi thường khi thu hồi đất: Người sử dụng đất được bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

    - Khiếu nại và khởi kiện: Người sử dụng đất có quyền khiếu nại, tố cáo, hoặc khởi kiện các hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình.

    80