Hàm Cá Mập bao giờ dỡ? Chốt thời gian phá dỡ tòa nhà Hàm Cá Mập
Nội dung chính
Hàm Cá Mập bao giờ dỡ? Chốt thời gian phá dỡ tòa nhà Hàm Cá Mập
Tòa nhà Hàm Cá Mập, một trong những công trình nổi bật bên hồ Hoàn Kiếm, đang trong lộ trình bị phá dỡ để phục vụ cải tạo không gian Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục. Theo chỉ đạo từ UBND TP Hà Nội, việc dỡ bỏ tòa nhà này sẽ tạo điều kiện mở rộng cảnh quan, đồng thời nâng cấp hạ tầng khu vực trung tâm thành phố.
Cụ thể, dự án cải tạo khu vực này không chỉ bao gồm việc phá dỡ Hàm Cá Mập mà còn đề xuất xây dựng hệ thống 3 tầng hầm tại vị trí hiện tại. Tầng hầm 1 sẽ dành cho không gian văn hóa và thương mại, trong khi tầng hầm 2 và 3 được thiết kế làm bãi đỗ xe. Nếu phương án không sử dụng làm bãi đỗ xe được thông qua, khu vực này có thể trở thành không gian công cộng linh hoạt phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Đồng thời, các yếu tố cảnh quan như hệ thống chiếu sáng, cây xanh, lối đi bộ cũng sẽ được nghiên cứu nhằm tạo nên một không gian công cộng hiện đại, hài hòa với khu vực xung quanh.
Bên cạnh đó, UBND TP Hà Nội cũng yêu cầu các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch tổng thể, đảm bảo việc phá dỡ Hàm Cá Mập diễn ra theo đúng lộ trình. Sở Tài chính được giao nhiệm vụ hướng dẫn UBND quận Hoàn Kiếm trong việc lập chủ trương đầu tư, bổ sung dự án vào kế hoạch vốn trung hạn, chia thành hai giai đoạn: giai đoạn 1 tập trung vào giải phóng mặt bằng và xây dựng phần nổi, giai đoạn 2 triển khai đầu tư phần hầm.
Việc giải phóng mặt bằng tại khu vực này dự kiến sẽ hoàn thành trước ngày 30-4-2025. Sau khi phá bỏ tòa nhà Hàm Cá Mập, mặt bằng sẽ được thu dọn và chuẩn bị cho các bước tiếp theo của dự án. Để đảm bảo tiến độ, một tổ công tác đặc biệt đã được thành lập, chịu trách nhiệm giám sát và thúc đẩy quá trình thực hiện.
Dự án cải tạo Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục không chỉ giúp nâng cao giá trị thẩm mỹ cho khu vực hồ Hoàn Kiếm mà còn góp phần bảo tồn không gian di sản, tạo điều kiện phát triển kinh tế - du lịch bền vững cho Thủ đô. Với mốc thời gian phá dỡ Hàm Cá Mập được xác định là trước ngày 30-4-2025, đây sẽ là bước tiến quan trọng trong việc hiện đại hóa khu vực trung tâm Hà Nội, đồng thời gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử vốn có của khu vực này.
(Nội dung về Hàm Cá Mập bao giờ dỡ? Chốt thời gian phá dỡ tòa nhà Hàm Cá Mập chỉ mang tính chất tham khảo)
Hàm Cá Mập bao giờ dỡ? Chốt thời gian phá dỡ tòa nhà Hàm Cá Mập (Hình từ Internet)
Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030 có mục tiêu phát triển đến năm 2030 như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục II Điều 1 Quyết định 1569/QĐ-TTg năm 2024 quy định về việc quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030 có mục tiêu phát triển đến năm 2030 như sau:
Mục tiêu tổng quát
Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, xanh, thông minh, nơi hội tụ tinh hoa văn hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao, có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực; là trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, là cực tăng trưởng có vai trò dẫn dắt kinh tế của cả nước, có tầm ảnh hưởng trong khu vực; là trung tâm kinh tế tài chính lớn; trung tâm hàng đầu về giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; thành phố thanh bình, người dân hạnh phúc.
Mục tiêu cụ thể
- Về kinh tế:
(1) Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đạt 8,5 - 9,5%/ năm thời kỳ 2021 - 2030. Quy mô GRDP (giá hiện hành) năm 2030 gấp 3,4 lần năm 2020; đóng góp 15 - 16% tổng sản phẩm (GDP) của cả nước, khoảng 45 - 46% GRDP của vùng đồng bằng sông Hồng. GRDP bình quân/người (giá hiện hành) đạt khoảng 13.500 - 14.000 USD;
(2) Tỷ trọng GRDP của khu vực dịch vụ chiếm khoảng 65,2%, khu vực công nghiệp - xây dựng khoảng 25,3%, khu vực nông, lâm, thủy sản khoảng 1,3%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm khoảng 8,2%.
Kinh tế số chiếm 40% trong GRDP; công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 8% trong GRDP của thành phố;
(3) Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng bình quân khoảng 57 - 58%;
(4) Tốc độ tăng năng suất lao động khoảng 7,5 - 8%/năm;
- Về xã hội:
(5) Quy mô dân số thường trú khoảng 10,5 - 11 triệu người; dân số vãng lai quy đổi khoảng 1,45 triệu người;
(6) Chỉ số phát triển con người (HDI) đạt khoảng 0,88 - 0,90;
(7) Tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia từ 85 - 90%;
(8) Tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo trong nền kinh tế lên 80 - 85%; trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ đạt 60%;
(9) Tỷ lệ thất nghiệp chung ở mức dưới 3%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp thành thị dưới 3,5%;
(10) Cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia;
(11) Số giường bệnh/vạn dân đạt trên 38 giường; số bác sĩ/vạn dân đạt 19 bác sĩ; số dược sĩ/vạn dân đạt 3 dược sĩ; số điều dưỡng/bác sĩ đạt 3 - 4 điều dưỡng. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 95% dân số;
- Về môi trường:
(12) Tỷ lệ che phủ rừng đạt khoảng 6,2%;
(13) Diện tích cây xanh đô thị phấn đấu khoảng 10 - 12 m2/người;
(14) Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được phân loại tại nguồn, thu gom và xử lý theo tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 100%, trong đó, tỷ lệ được xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp dưới 10%. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt nông thôn được phân loại tại nguồn đạt 100%, trong đó, tỷ lệ được thu, gom xử lý theo tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 98%;
(15) Tỷ lệ thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt đô thị đạt 70%; tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn môi trường đạt 100%;
(16) Tỷ lệ dân số đô thị và nông thôn được tiếp cận nguồn nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đạt 100%;
- Về đô thị và nông thôn:
(17) Tỷ lệ đô thị hóa đạt 65 - 70%;
(18) Tỷ lệ vận tải công cộng phấn đấu đáp ứng 30 - 40% nhu cầu đi lại của người dân đô thị;
(19) Diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người tại khu vực đô thị đạt 32 m2;
(20) Có 50% tổng số huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 30% số huyện đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; đồng thời xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn tiệm cận các tiêu chuẩn đô thị;
(21) Bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội Thủ đô trong mọi tình huống; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh và đối ngoại.
Phạm vi, ranh giới quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030 thế nào?
Tại Mục I Điều 1 Quyết định 1569/QĐ-TTg năm 2024 quy định về phạm vi, ranh giới quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030 như sau:
- Phạm vi, ranh giới quy hoạch gồm toàn bộ phần lãnh thổ Thủ đô Hà Nội có tổng diện tích tự nhiên là 3.359,84 km2.
- Thành phố Hà Nội có tọa độ địa lý từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Vĩnh Phúc; phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Hà Nam, tỉnh Hòa Bình; phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Hưng Yên; phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Hòa Bình, tỉnh Phú Thọ.