Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình có nằm trong trình tự quản lý thi công không?

Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình có nằm trong trình tự quản lý thi công không?

Nội dung chính

    Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình có nằm trong trình tự quản lý thi công không?

    Căn cứ tại khoản 5 Điều 11 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định như sau:

    Trình tự quản lý thi công xây dựng công trình
    1. Tiếp nhận mặt bằng thi công xây dựng; thực hiện việc quản lý công trường xây dựng.
    2. Quản lý vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng.
    3. Quản lý thi công xây dựng công trình của nhà thầu.
    4. Giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư, kiểm tra và nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.
    5. Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình.
    6. Thí nghiệm đối chứng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình và kiểm định xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.
    7. Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận công trình xây dựng (nếu có).
    8. Nghiệm thu hạng mục công trình, công trình hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng.
    9. Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có).
    10. Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình.
    11. Hoàn trả mặt bằng.
    12. Bàn giao công trình xây dựng.

    Như vậy, việc giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư, kiểm tra và nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình là một trong những trình tự quản lý thi công xây dựng công trình.

    Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình có nằm trong trình tự quản lý thi công không?

    Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình có nằm trong trình tự quản lý thi công không? (Hình từ Internet)

    Quản lý thi công xây dựng công trình gồm những nội dung nào?

    Căn cứ tại Điều 10 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về nội dung quản lý thi công xây dựng công trình như sau:

    - Nội dung quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm:

    + Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình;

    + Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình;

    + Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình;

    + Quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng trong thi công xây dựng công trình;

    + Quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong quá trình thi công xây dựng;

    + Quản lý các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng.

    Lưu ý: Các nội dung tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 10 Nghị định 06/2021/NĐ-CP được quy định tại Nghị định 06/2021/NĐ-CP. Nội dung tại điểm đ khoản 1 Điều 10 Nghị định 06/2021/NĐ-CP được quy định tại Nghị định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

    Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong thi công xây dựng công trình như thế nào?

    Căn cứ tại Điều 20 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong thi công xây dựng công trình như sau:

    - Nhà thầu lập thiết kế xây dựng công trình có trách nhiệm thực hiện giám sát tác giả theo yêu cầu của chủ đầu tư và quy định trong hợp đồng xây dựng.

    - Nội dung thực hiện giám sát tác giả:

    + Giải thích và làm rõ các tài liệu thiết kế công trình khi có yêu cầu của chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng và nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình;

    + Phối hợp với chủ đầu tư khi được yêu cầu để giải quyết các vướng mắc, phát sinh về thiết kế trong quá trình thi công xây dựng; điều chỉnh thiết kế phù hợp với thực tế thi công xây dựng công trình, xử lý những bất hợp lý trong thiết kế theo yêu cầu của chủ đầu tư;

    + Thông báo kịp thời cho chủ đầu tư và kiến nghị biện pháp xử lý khi phát hiện việc thi công sai với thiết kế được duyệt của nhà thầu thi công xây dựng;

    + Tham gia nghiệm thu công trình xây dựng khi có yêu cầu của chủ đầu tư. Trường hợp phát hiện hạng mục công trình, công trình xây dựng không đủ điều kiện nghiệm thu phải có ý kiến kịp thời bằng văn bản gửi chủ đầu tư.

    Trách nhiệm lập quy trình bảo trì công trình xây dựng như thế nào?

    Căn cứ tại Điều 31 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định trách nhiệm lập quy trình bảo trì công trình xây dựng như sau:

    Quy trình bảo trì công trình xây dựng
    ...
    2. Trách nhiệm lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng:
    a) Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình lập và bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì công trình xây dựng, bộ phận công trình cùng với hồ sơ thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở; cập nhật quy trình bảo trì cho phù hợp với các nội dung thay đổi thiết kế trong quá trình thi công xây dựng (nếu có) trước khi nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng;
    b) Nhà thầu cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình lập và bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì đối với thiết bị do mình cung cấp trước khi lắp đặt vào công trình;
    c) Trường hợp nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị không lập được quy trình bảo trì, chủ đầu tư có thể thuê đơn vị tư vấn khác có đủ điều kiện năng lực để lập quy trình bảo trì cho các đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản này và có trách nhiệm chi trả chi phí tư vấn;

    Như vậy, trách nhiệm lập quy trình bảo trì công trình xây dựng được quy định như trên.

    15