File Thông tư 24 2025 TT BQP sửa đổi Thông tư 174 về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo vệ công trình xây dựng

File Thông tư 24 2025 TT BQP sửa đổi Thông tư 174 về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo vệ công trình xây dựng? Nghiệm thu công trình xây dựng là bao gồm những gì?

Nội dung chính

File Thông tư 24 2025 TT BQP sửa đổi Thông tư 174 về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo vệ công trình xây dựng

Ngày 06 tháng 5 năm 2025, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư 24/2025/TT-BQP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 174/2021/TT-BQP ngày 27 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung tại Nghị định 06/2021/NĐ-СР ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng, thi cống xây dựng và bảo trì công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng.

>>> Tải File Thông tư 24 2025 TT BQP sửa đổi Thông tư 174 về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo vệ công trình xây dựng: Tải về

Theo đó, tại khoản 4 Điều 1 Thông tư 24/2025/TT-BQP đã bổ sung Điều 3a vào sau Điều 3 Thông tư 174/2021/TT-BQP về phân loại, phân cấp, phân nhóm công trình như sau:

(1) Phân loại công trình quốc phòng

Công trình quốc phòng là công trình có kết cấu dạng nhà hoặc dạng kết cấu khác (có thể là một công trình độc lập hoặc một tổ hợp các công trình) phục vụ cho mục đích quốc phòng, bao gồm:

- Công trình loại A là công trình quốc phòng phục vụ nhiệm vụ tác chiến phòng thủ bảo vệ Tổ quốc, quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 2023;

- Công trình loại B là công trình quốc phòng phục vụ nhiệm vụ huấn luyện, diễn tập của lực lượng quân đội và dân quận tự vệ, quy định tại điểm a khoản 3 Điều 5 Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự;

- Công trình loại C là công trình quốc phòng phục vụ cất trữ, sửa chữa, tiêu hủy vũ khí, đạn dược, trang bị, nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất các sản phẩm quốc phòng, quy định tại điểm a khoản 4 Điều 5 Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 2023;

- Công trình loại D là công trình quốc phòng phục vụ sinh hoạt, học tập, làm việc thường xuyên của quân đội và các nhiệm vụ khác, không bao gồm các nhiệm vụ quy định tại các điểm a, b và c khoản này, quy định tại điểm a khoản 5 Điều 5 Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 2023.

(2) Phân cấp, phân nhóm công trình phục vụ quốc phòng được sử dụng trong quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng trong Bộ Quốc phòng, cụ thể như sau:

- Nhóm công trình quốc phòng thực hiện theo quy định tại Điều 6 Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 2023; quy định của Chính phủ về phân nhóm công trình quốc phòng;

- Cấp công trình loại C, loại D được xác định theo hướng dẫn tại Thông tư 06/2021/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng; Phụ lục II Thông tư 174/2021/TT-BQP.

File Thông tư 24 2025 TT BQP sửa đổi Thông tư 174 về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo vệ công trình xây dựng

File Thông tư 24 2025 TT BQP sửa đổi Thông tư 174 về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo vệ công trình xây dựng (Hình từ Internet)

Nghiệm thu công trình xây dựng là bao gồm những gì?

Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 174/2021/TT-BQP như sau:

Điều 9. Nghiệm thu công trình xây dựng
1. Nghiệm thu công trình xây dựng, bao gồm:
a) Nghiệm thu công việc xây dựng;
b) Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng;
c) Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng.
2. Nội dung tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
3. Nghiệm thu có điều kiện, nghiệm thu từng phần công trình xây dựng thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
a) Chủ đầu tư được quyết định tổ chức nghiệm thu có điều kiện đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào khai thác tạm trong trường hợp việc thi công xây dựng cơ bản đã hoàn thành theo yêu cầu thiết kế, nhưng còn một số tồn tại về chất lượng mà không làm ảnh hưởng đến khả năng chịu lực, tuổi thọ, công năng của công trình và đảm bảo công trình đủ điều kiện khai thác an toàn và đáp ứng quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan. Kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản, trong đó phải nêu rõ các tồn tại về chất lượng cần được khắc phục hoặc các công việc xây dựng cần được tiếp tục thực hiện và thời gian hoàn thành các nội dung này, yêu cầu về giới hạn phạm vi sử dụng công trình (nếu có). Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình sau khi các tồn tại về chất lượng đã được khắc phục hoặc các công việc xây dựng còn lại đã được hoàn thành;
[...]

Theo đó, nghiệm thu công trình xây dựng, bao gồm:

- Nghiệm thu công việc xây dựng;

- Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng;

- Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng.

Chuyên viên pháp lý Trần Thị Mộng Nhi
saved-content
unsaved-content
245