14:50 - 26/10/2024

Đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với các công trình khác thì được phân định như thế nào?

Đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với các công trình khác thì được phân định như thế nào? Việc xác định và quản lý mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ?

Nội dung chính

    Đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với các công trình khác thì được phân định như thế nào?

    Căn cứ theo khoản 2 Điều 15 Luật Đường bộ 2024 về hành lang an toàn đường bộ quy định như sau:

    Hành lang an toàn đường bộ
    ….
    2. Đối với đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với các công trình khác thì được phân định theo nguyên tắc sau đây:
    a) Đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang an toàn đường sắt, việc phân định ranh giới quản lý theo nguyên tắc ưu tiên bố trí hành lang an toàn cho đường sắt. Việc quản lý, sử dụng hành lang an toàn đường sắt không được làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình đường bộ và an toàn giao thông;
    b) Đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang bảo vệ đường thủy nội địa, việc quản lý, sử dụng hành lang bảo vệ đường thủy nội địa không được ảnh hưởng đến chất lượng công trình và an toàn giao thông;
    c) Đường bộ đi chung với đê hoặc có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang bảo vệ đê, việc phân định ranh giới quản lý theo nguyên tắc ưu tiên bố trí hành lang bảo vệ đê; trường hợp hành lang an toàn đường bộ lớn hơn hành lang bảo vệ đê thì tính theo hành lang an toàn đường bộ;
    d) Tại các đoạn đường chồng lấn, giao nhau, hành lang an toàn đường bộ được xác định theo đường có cấp kỹ thuật cao hơn; các đường liền kề nhau thì xác định hành lang an toàn đường bộ theo đường ngoài cùng.
    ….

    Theo đó, đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với các công trình khác thì được phân định theo nguyên tắc sau đây:

    - Đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang an toàn đường sắt, việc phân định ranh giới quản lý theo nguyên tắc ưu tiên bố trí hành lang an toàn cho đường sắt. Việc quản lý, sử dụng hành lang an toàn đường sắt không được làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình đường bộ và an toàn giao thông

    - Đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang bảo vệ đường thủy nội địa, việc quản lý, sử dụng hành lang bảo vệ đường thủy nội địa không được ảnh hưởng đến chất lượng công trình và an toàn giao thông

    - Đường bộ đi chung với đê hoặc có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang bảo vệ đê, việc phân định ranh giới quản lý theo nguyên tắc ưu tiên bố trí hành lang bảo vệ đê; trường hợp hành lang an toàn đường bộ lớn hơn hành lang bảo vệ đê thì tính theo hành lang an toàn đường bộ

    - Tại các đoạn đường chồng lấn, giao nhau, hành lang an toàn đường bộ được xác định theo đường có cấp kỹ thuật cao hơn; các đường liền kề nhau thì xác định hành lang an toàn đường bộ theo đường ngoài cùng.

    Đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với các công trình khác thì được phân định như thế nào?

    Đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với các công trình khác thì được phân định như thế nào? (Hình từ Internet)

    Việc xác định và quản lý mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ được quy định như thế nào?

    Căn cứ theo khoản 3 Điều 15 Luật Đường bộ 2024 quy định về việc xác định và quản lý mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ như sau:

    - Mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ được xác định theo quy mô, cấp kỹ thuật, hướng tuyến, phạm vi xây dựng công trình đường bộ

    - Chủ đầu tư xây dựng công trình đường bộ có trách nhiệm tổ chức thực hiện cắm mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ trong phạm vi dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ; bàn giao cho cơ quan quản lý đường bộ, người quản lý, sử dụng đường bộ

    - Cơ quan quản lý đường bộ, người quản lý, sử dụng đường bộ có trách nhiệm công bố công khai mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ; điều chỉnh, bổ sung mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ trong thời gian quản lý, vận hành, khai thác và bảo trì công trình đường bộ

    - Cơ quan quản lý đường bộ, người quản lý, sử dụng đường bộ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ theo quy định của Luật này, quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan

    Yêu cầu việc sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ cần tuân thủ?

    Căn cứ theo khoản 2 Điều 16 Luật Đường bộ 2024 về quản lý, sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ như sau:

    Quản lý, sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ
    1. Đất hành lang an toàn đường bộ đã được Nhà nước thu hồi phải được quản lý, sử dụng theo quy định của Luật này, quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và quy định khác của pháp luật có liên quan.
    2. Việc sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ phải bảo đảm các quy định sau đây:
    a) Bảo đảm an toàn công trình đường bộ và công trình khác trong hành lang an toàn đường bộ;
    b) Không che lấp báo hiệu đường bộ, không ảnh hưởng đến tầm nhìn xe chạy, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
    c) Bảo vệ cảnh quan, môi trường theo quy định của pháp luật.
    ….

    Theo đó, việc sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ phải bảo đảm các quy định sau đây:

    - Bảo đảm an toàn công trình đường bộ và công trình khác trong hành lang an toàn đường bộ

    - Không che lấp báo hiệu đường bộ, không ảnh hưởng đến tầm nhìn xe chạy, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ

    - Bảo vệ cảnh quan, môi trường theo quy định của pháp luật.

    Luật Đường bộ 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025

    21