Dự kiến dự án Cao tốc Bảo Lộc Liên Khương từ TP HCM đi Đà Lạt còn 3 giờ
Nội dung chính
Dự kiến dự án Cao tốc Bảo Lộc Liên Khương từ TP HCM đi Đà Lạt còn 3 giờ
Ngày 24/6/2025, Kế hoạch 6981/KH-UBND năm 2025 tỉnh Lâm Đồng được ban hành quy định về kế hoạch khởi công cao tốc Bảo Lộc Liên Khương.
Theo đó, dự án cao tốc Bảo Lộc Liên Khương dự kiến khởi công theo quy định như sau:
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Hội thảo Hợp tác công nghệ Y sinh Việt Nam - Cuba:
- Thời gian: Sáng ngày 28/6/2025.
- Địa điểm: Khách sạn Dalat Palace (Số 02, Trần Phú, Phường 3, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng).
- Cơ quan chủ trì: UBND tỉnh Lâm Đồng và Viện Kinh tế Xanh.
- Cơ quan thực hiện: Sở Y tế.
- Cơ quan phối hợp: Công an tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh và các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan.
- Nội dung: Có Kế hoạch, kịch bản chi tiết riêng.
2. Tổ chức Viếng nghĩa trang liệt sĩ:
- Thời gian: 07h00, sáng ngày 29/6/2025.
- Địa điểm: Nghĩa trang liệt sĩ thành phố Đà Lạt.
- Cơ quan chủ trì: Sở Nội vụ; Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh.
- Nội dung: Có Giấy mời riêng.
3. Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương:
- Thời gian: Sáng ngày 29/6/2025.
- Địa điểm: Tại nút giao của dự án với Quốc lộ 27 thuộc xã N’Thol Hạ, huyện Đức Trọng.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tài chính.
- Cơ quan phối hợp: Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Xây dựng, Ban Quản lý dự án giao thông tỉnh và các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan.
- Nội dung: Có kịch bản chi tiết riêng.
[...]
Theo đó, Lễ khởi công Dự án cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương sẽ chính thức diễn ra vào sáng ngày 29/6/2025 tại nút giao với Quốc lộ 27, xã N’Thol Hạ, huyện Đức Trọng.
Đồng thời, thông tin dự kiến dự án Cao tốc Bảo Lộc Liên Khương từ TP HCM đi Đà Lạt cụ thể:
- Thời gian di chuyển: Dự kiến, thời gian di chuyển từ TP HCM đến Đà Lạt sẽ được rút ngắn còn 3 giờ.
- Tổng mức đầu tư: Dự án có tổng mức đầu tư lên đến 17.718 tỷ đồng, thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP).
- Chiều dài tuyến: khoảng 73,62 km.
- Điểm đầu tại Km126+484,93 thuộc phường Lộc Phát, TP Bảo Lộc.
- Điểm cuối tại khoảng Km200+100, giao với cao tốc Liên Khương - Prenn thuộc xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng.
- Thời gian xây dựng: Dự kiến thời gian xây dựng công trình là 30 tháng, với thời gian vận hành và kinh doanh là 19 năm 10 tháng.
Lưu ý: thông tin dự kiến dự án Cao tốc Bảo Lộc Liên Khương từ TP HCM đi Đà Lạt còn 3 giờ chỉ mang tính chất tham khảo
Dự kiến dự án Cao tốc Bảo Lộc Liên Khương từ TP HCM đi Đà Lạt còn 3 giờ (Hình từ Internet)
Ưu tiên phát triển các tuyến đường cao tốc có phải là chính sách phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ từ 2025?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 4 Luật Đường bộ 2024 quy định về chính sách phát triển đối với hoạt động đường bộ như sau:
Điều 4. Chính sách phát triển đối với hoạt động đường bộ
1. Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ bao gồm:
a) Tập trung các nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu, thân thiện với môi trường; kết nối đồng bộ các tuyến đường bộ, các phương thức vận tải khác với vận tải đường bộ;
b) Xây dựng cơ chế đẩy mạnh huy động các nguồn lực xã hội, đa dạng các hình thức, phương thức đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ;
c) Ưu tiên phát triển các tuyến đường cao tốc, các công trình, dự án đường bộ trọng điểm kết nối vùng, khu vực, đô thị lớn, trung tâm trong nước và quốc tế; kết cấu hạ tầng đường bộ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, biên giới; kết cấu hạ tầng đường bộ dễ tiếp cận và bảo đảm an toàn cho các đối tượng dễ bị tổn thương; kết cấu hạ tầng đường bộ tại các đô thị để giảm ùn tắc giao thông; các tuyến đường tuần tra biên giới, đường ven biển để phục vụ mục tiêu kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh.
2. Phát triển hợp lý các loại hình kinh doanh vận tải; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các loại hình kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; phát triển giao thông thông minh; ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và các phương tiện vận tải khác.
3. Khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài đầu tư, kinh doanh khai thác kết cấu hạ tầng đường bộ và hoạt động vận tải đường bộ; nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, vật liệu bền vững, thân thiện với môi trường và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực đường bộ.
Như vậy, theo như quy định nêu trên, ưu tiên phát triển các tuyến đường cao tốc là một trong những chính sách phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ