Dự kiến các đô thị loại I tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030?

Dự kiến các đô thị loại I tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030?

Nội dung chính

    Dự kiến các đô thị loại I tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030?

    Ngày 22/08/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 891/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    Căn cứ Phụ lục I Quy hoạch hệ thống đô thị đến năm 2030 "Danh mục các đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III" kèm theo Quyết định 891/QĐ-TTg, dự kiến có 11 đô thị loại I tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 là:

    (1) Đô thị Tân An thuộc tỉnh Long An;

    (2) Đô thị Mỹ Tho thuộc tỉnh Tiền Giang;

    (3) Đô thị Bến Tre thuộc tỉnh Bến Tre;

    (4) Đô thị Sa Đéc thuộc tỉnh Đồng Tháp;

    (5) Đô thị Cao Lãnh thuộc tỉnh Đồng Tháp;

    (6) Đô thị Long Xuyên thuộc tỉnh An Giang;

    (7) Đô thị Rạch Giá thuộc tỉnh Kiên Giang;

    (8) Đô thị Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang;

    (9) Đô thị Sóc Trăng thuộc tỉnh Sóc Trăng;

    (10) Đô thị Bạc Liêu thuộc tỉnh Bạc Liêu;

    (11) Đô thị Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau.

    Như vậy, dự kiến đến năm 2030 vùng đồng bằng sông Cửu Long có 11 đô thị loại I như trên. Trong đó, tỉnh Đồng Tháp và Kiêng Giang có 02 đô thị loại I trực thuộc.

    Dự kiến các đô thị loại I tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030?

    Dự kiến các đô thị loại I tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030? (Hình từ Internet)

    Hệ thống đô thị vùng biên giới có định hướng phát triển như thế nào?

    Căn cứ quy định tại điểm d khoản 3 Điều 1 Quyết định 891/QĐ-TTg, định hướng phát triển hệ thống đô thị vùng biên giới là:

    - Phát triển mạng lưới đô thị vừa và nhỏ, các điểm dân cư nông thôn kết hợp với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và nâng cấp về loại hình cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ. Liên kết các điểm dân cư đô thị - nông thôn với các khu vực cửa khẩu biên giới có hoạt động thương mại, du lịch và dịch vụ phát triển tương xứng với tiềm năng.

    - Hành lang biên giới Việt Nam - Trung Quốc, gồm: Chuỗi đô thị phía Đông (gồm thành phố Lạng Sơn, Đồng Đăng, Cao Bằng và Bắc Kạn với thành phố Lạng Sơn là trung tâm); chuỗi đô thị phía Tây (gồm thành phố Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, A Pa Chải, với thành phố Lào Cai là đô thị trung tâm);

    - Hành lang biên giới Việt Nam - Lào (gồm: Chuỗi Mường Lay, Điện Biên, Sơn La, với thành phố Điện Biên là đô thị trung tâm; chuỗi đô thị Mường Xén, Cầu Treo, Cha Lo, Lao Bảo, Bờ Y);

    - Hành lang biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia (gồm: chuỗi Châu Đốc, Hà Tiên, Xá Xịa; chuỗi Mộc Bài, Xa Mát, Hoa Lư). Tập trung vào dịch vụ thương mại, kho bãi thuế quan, đảm bảo quốc phòng, an ninh và phát triển bản sắc để trở thành cửa ngõ đất nước.

    Việc chuẩn bị quỹ đất để phát triển đô thị theo quy hoạch được quy định như thế nào?

    Điều 62 Luật Quy hoạch đô thị 2009 quy định:

    Chuẩn bị quỹ đất để phát triển đô thị theo quy hoạch
    1. Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức giải phóng mặt bằng đối với khu vực đã được xác định trong quy hoạch dành cho việc xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình hạ tầng xã hội phục vụ lợi ích công cộng để thực hiện quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt và công bố.
    2. Việc thu hồi quỹ đất và bồi thường cho người có đất bị thu hồi được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai. Khi thực hiện thu hồi quỹ đất, người sử dụng đất được bồi thường các tài sản đã tạo lập hợp pháp trước khi công bố công khai quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt.
    3. Ủy ban nhân dân các cấp tạo điều kiện thuận lợi để bảo đảm cho nhà đầu tư thực hiện đúng quy hoạch và kế hoạch đầu tư.
    4. Khi triển khai dự án phát triển các tuyến đường giao thông theo quy hoạch đã được phê duyệt, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải đồng thời tổ chức thu hồi đất hai bên đường theo quy hoạch, tổ chức đấu giá hoặc đầu thầu để lựa chọn chủ đầu tư theo quy định của pháp luật.
    5. Phạm vi dự án đầu tư xây dựng phải được xác định trên cơ sở bảo đảm phù hợp với thực trạng sử dụng đất, đáp ứng hài hoà mục tiêu dự án và việc chỉnh trang đô thị, tránh phát sinh những diện tích đất không đáp ứng được yêu cầu về xây dựng hoặc ảnh hưởng đến kiến trúc, cảnh quan đô thị.
    6. Trong trường hợp dự án đầu tư chỉ sử dụng một phần của thửa đất, nếu diện tích còn lại quá nhỏ không đáp ứng yêu cầu về sử dụng hoặc ảnh hưởng đến kiến trúc, cảnh quan đô thị theo quy định của Chính phủ thì Nhà nước thu hồi và bồi thường cho người sử dụng đất.
    7. Sau khi quy hoạch chi tiết được phê duyệt và công bố, nếu Nhà nước chưa thực hiện việc thu hồi thì các tổ chức, cá nhân trong khu vực quy hoạch được phép tiếp tục khai thác sử dụng, cải tạo, sửa chữa và xây dựng tạm theo quy định của pháp luật về xây dựng.

    Như vậy, việc chuẩn bị quỹ đất để phát triển đô thị theo quy hoạch được thực hiện theo các quy định nêu trên.

    6