Đối với lĩnh vực thi công nhôm kính, có thể cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cấp 1 không?
Nội dung chính
Đối với lĩnh vực thi công nhôm kính, có thể cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cấp 1 không?
Căn cứ quy định tại Khoản 38 và Khoản 39 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 và khoản 20 Điều 1 Nghị định 100/2018/NĐ-CP về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng thì trường hợp tổ chức chỉ thực hiện việc cung cấp, lắp đặt nhôm kính thuộc phần nội thất công trình thì không thuộc đối tượng phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.
Tuy nhiên nếu trường hợp tổ chức thi công các hạng mục liên quan đến kết cấu công trình như kết cấu bao che (vách mặt dựng) công trình thì thuộc đối tượng phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.
Như vậy, căn cứ quy định của pháp luật vì trường hợp này công ty bạn thi công vách mặt dựng ( nhôm) do vậy việc chủ đầu tư yêu cầu công ty bạn bổ sung chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là có căn cứ theo quy định của pháp luật.
Phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng khi thi công lan can của lô gia và thang bộ không?
Căn cứ Khoản 38, Khoản 39 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 quy định:
38. Thi công xây dựng công trình gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình xây dựng.39. Thiết bị lắp đặt vào công trình gồm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ. Thiết bị công trình là thiết bị được lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế xây dựng. Thiết bị công nghệ là thiết bị nằm trong dây chuyền công nghệ được lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế công nghệ.
Căn cứ Khoản 20 Điều 1 Nghị định 100/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 19 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng
1. Tổ chức phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực sau đây:
a) Khảo sát xây dựng, bao gồm: Khảo sát địa hình; khảo sát địa chất công trình.
b) Lập quy hoạch xây dựng.
c) Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình, bao gồm: Thiết kế kiến trúc công trình; thiết kế kết cấu công trình dân dụng - công nghiệp; thiết kế cơ - điện công trình; thiết kế cấp - thoát nước công trình; thiết kế xây dựng công trình giao thông; thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn; thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật.
d) Quản lý dự án đầu tư xây dựng.
đ) Thi công xây dựng công trình.
e) Giám sát thi công xây dựng công trình.
g) Kiểm định xây dựng.
2. Tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực quy định từ điểm a đến điểm e khoản 1 Điều này phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là chứng chỉ năng lực).
Như vậy, chỉ thực hiện việc thi công lan can của lô gia và tay vịn thang bộ không thuộc các bộ phận của kết cấu công trình thì không thuộc đối tượng yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.
Đối với lĩnh vực thi công nhôm kính, có thể cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cấp 1 không?(Hình ảnh Internet)
Nhà thầu thi công có phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba hay không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 9 Luật Xây dựng 2014 quy định:
Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng được quy định như sau:
a) Chủ đầu tư mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng đối với công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng, môi trường, công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp;
b) Nhà thầu tư vấn mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng đối với công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng của công trình xây dựng từ cấp II trở lên;
c) Nhà thầu thi công xây dựng mua bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường.
Vậy nên, trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng được quy định như sau:
- Chủ đầu tư mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng đối với công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng, môi trường, công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp;
- Nhà thầu tư vấn mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng đối với công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng của công trình xây dựng từ cấp II trở lên;
- Nhà thầu thi công xây dựng mua bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường.
Ngoài ra, tại Khoản 6 Điều 3 Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định bên nhận thầu tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba theo Khoản 3 Điều 9 Luật Xây dựng và theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Như vậy, Nhà thầu thi công xây dựng không bắt buộc phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba.