Đối với Doanh nghiệp tư nhân được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản khi nào?

Đối với Doanh nghiệp tư nhân được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản khi nào? Việc định giá tài sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã tuyên bố phá sản được quy định như thế nào? Việc định giá tài sản của doanh nghiệp trong quá trình giải quyết phá sản được thực hiện như thế nào?

Nội dung chính

    Đối với Doanh nghiệp tư nhân được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản khi nào?

    Trả lời: Căn cứ Điều 13 Luật Phá sản 2014 quy định doanh nghiệp quản lý thanh lý tài sản như sau:

    - Các loại doanh nghiệp sau đây được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản:

    + Công ty hợp danh.

    + Doanh nghiệp tư nhân.

    - Điều kiện để doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản:

    + Công ty hợp danh có tối thiểu hai thành viên hợp danh là Quản tài viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty hợp danh là Quản tài viên.

    + Doanh nghiệp tư nhân có chủ doanh nghiệp là Quản tài viên, đồng thời là Giám đốc.

    => Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn đang là chủ doanh nghiệp tư nhân và có chứng chỉ hành nghề quản tài viên, do đó nếu bạn là đồng thời là Giám đốc doanh nghiệp thì doanh nghiệp của bạn sẽ được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản.

    Trên đây là nội dung hỗ trợ.

    Việc định giá tài sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã tuyên bố phá sản được quy định như thế nào?

    Trả lời: Pháp luật nước ta có quy định phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

    Theo đó, tại Điều 122 Luật Phá sản 2014 có quy định về việc định giá tài sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã tuyên bố phá sản như sau:

    - Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tuyên bố phá sản, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải tổ chức định giá tài sản theo quy định của pháp luật.

    - Khi ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không được ký hợp đồng thẩm định giá với cá nhân, tổ chức mà mình có quyền, lợi ích liên quan.

    - Trong trường hợp tài sản thanh lý có nguy cơ bị phá hủy hoặc bị giảm đáng kể về giá trị thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản xác định giá trị tài sản và thanh lý theo quy định của pháp luật.

    Trên đây là nội dung giải đáp về việc định giá tài sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã tuyên bố phá sản.

    Việc định giá tài sản của doanh nghiệp trong quá trình giải quyết phá sản được thực hiện như thế nào?

    Trả lời: Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

    Theo đó, việc định giá tài sản của doanh nghiệp trong quá trình giải quyết phá sản được thực hiện theo quy định tại Điều 122 Luật Phá sản 2014 với nội dung như sau:

    - Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tuyên bố phá sản, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải tổ chức định giá tài sản theo quy định của pháp luật.

    Khi ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không được ký hợp đồng thẩm định giá với cá nhân, tổ chức mà mình có quyền, lợi ích liên quan.

    - Trường hợp tài sản thanh lý có nguy cơ bị phá hủy hoặc bị giảm đáng kể về giá trị thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản xác định giá trị tài sản và thanh lý theo quy định của pháp luật.

    Trên đây là nội dung giải đáp về việc định giá tài sản của doanh nghiệp trong quá trình giải quyết phá sản.

     

    17